Hỏi Đáp

Những điều cần biết về Giao Khoán Nhân Công Trong Xây Dựng

Giao Khoán Nhân Công Trong Xây Dựng

Giao Khoán Nhân Công Trong Xây Dựng gồm những trường hợp nào? Các nghiệp vụ kế toán sẽ được hạch toán như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết dưới đây để nắm rõ được những trường hợp nào phải quyết toán thuế TNCN và những trường hợp nào không phải quyết toán thuế TNCN.

Bạn đang xem: Những điều cần biết về Giao Khoán Nhân Công Trong Xây Dựng

Thông tư 18/2016/TT-BXD quy định hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt xây dựng công trình

Thông tư 14/2016/TT-BXD về cấp giấy phép hoạt động xây dựng và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động tại Việt Nam

Thông tư 16/2016/TT-BXD về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Thông tư 15/2016/TT-BXD hướng dẫn về cấp giấy phép xây dựng

Sau đây Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu tới các bạn nội dung về Giao Khoán Nhân Công Trong Xây Dựng: Hạch toán theo chế độ kế toán về giao khoán và Quyết toán thuế thu nhập cá nhân gồm các thủ tục như sau:

Giao Khoán Nhân Công Trong Xây Dựng

Phần 01: Hạch toán theo chế độ kế toán về giao khoán

+ Trường hợp 01: Nếu là giao khoán nhân công cho công ty khác (pháp nhân) thực hiện thì: hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu & xác nhận khối lượng + thanh lý + chứng từ thanh toán + hóa đơn thuế GTGT

– Không phải làm quyết toán thuế TNCN, không phải lo bất kỳ 1 thủ tục nào liên qua đến bảo hiểm

– Hạch toán: Nợ TK154*,622,621,1331/ Có TK 331 tùy theo thực tế để hạch toán cho phù hợp

+ Trường hợp 02: Nếu là giao khoán nhân công cho tổ đội thi công và 1 cá nhân làm đại diện nhóm ký với công ty (không có tư cách pháp nhân): hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu & xác nhận khối lượng + chứng minh nhân dân + chứng từ thanh toán+……+ Hóa đơn bán hàng thông thường do thuế cấp

– Không phải làm quyết toán thuế TNCN, không phải lo bất kỳ 1 thủ tục nào liên qua đến bảo hiểm, không cần làm hợp đồng lao động với cá nhân nào thuộc tổ đội nhóm này

– Hạch toán: Nợ TK 154*,622,621/Có TK 331

Ghi chú: là trường hợp giao khoán cho tổ đội cá nhân không thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, là tổ đội tư cách cá nhân độc lập công ty về mọi mặt.

+ Trường hợp 03: Nếu là nhân công do công ty tuyển dụng có ký hợp đồng lao động gọi giao khóan nội bộ: hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng lương….

– Phải quyết toán thuế TNCN cuối mỗi năm tài chính, làm đầy đủ chế độ Bảo Hiểm cho người lao động

– Hạch toán: Nợ TK 622,154/ Có TK 334

– Kết chuyển: Nợ TK 154/ Có TK 622

– Chi trả: Nợ TK 334/ Có TK 111,112

Ghi chú: Là trường hợp giao khoán cho tổ đội cá nhân thuộc quyền quản lý của doanh nghiệp, ký tá hợp đồng lao động và mọi thủ tục về lao động cũng như bảo hiểm và chứng từ đầy đủ.

  • Trong quản trị nội bộ trong xây dựng là hình thức chia nhỏ để trị
  • Giúp thúc đẩy tiến độ thi công, tăng năng suất….là nội trị

Phần 2: Quyết toán thuế TNCN

Thông tư 92/2015/TT-BTC tại Điều 21, Khoản 1 Sửa đổi, bổ sung tiết a.3 điểm a khoản 1 Điều 16 Thông tư 156/2013/TT-BTC như sau:

“a.3) Tổ chức, cá nhân trả thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công có trách nhiệm khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân thay cho các cá nhân có uỷ quyền không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân.”

Như vậy :

Có tên trên bảng lương phát sinh thu nhập là phải quyết toán TNCN dù phát sinh tiền thuế TNCN hay là không phát sinh thuế TNCN

  • Không có tên trên bảng lương không phát sinh trả thu nhập thì không phải khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân
  • Trường hợp 1 và 2 không phải quyết toán TNCN
  • Trường hợp 3 phải quyết toán TNCN và chế độ hồ sơ bảo hiểm đầy đủ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button