Nhà nước ra đời trước pháp luật đúng hay sai?
Nhà nước ra đời trước pháp luật đúng hay sai? Đây chắc hẳn là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Vậy nguồn gốc của nhà nước hay pháp luật là gì? Bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ cung cấp thông tin về vấn đề này, mời bạn đọc tham khảo. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp sớm nhất có thể.
Bạn đang xem: Nhà nước ra đời trước pháp luật đúng hay sai?
Contents
1. Nguồn gốc của nhà nước là gì?
Nhà nước là một hiện tượng lịch sử – xã hội, có quá trình ra đời, hình thành và phát triển, vì thế Ph.Ăngghen đã khẳng định: “Nhà nước tồn tại không phải là mãi mãi từ ngàn xưa. Đã từng có những xã hội không cần đến nhà nước, không có một khái niệm nào về nhà nước và chính quyền nhà nước cả. Đến một giai đoạn phát triển kinh tế nhất định, giai đoạn tất nhiên phải gắn liền với sự phân chia xã hội thành giai cấp thì sự phân chia đó làm cho nhà nước trở thành một tất yếu”.
Điều này chứng tỏ, nhà nước ra đời không phải xuất phát từ mục đích tự thân mà xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp, vì vậy, Ph.Ăngghen viết: “Vì nhà nước nảy sinh ra từ những nhu cầu phải kiềm chế những đối lập giai cấp, vì nhà nước đồng thời cũng nảy sinh ra giữa cuộc xung đột của các giai cấp, cho nên theo lệ thường, nhà nước là của giai cấp có thế lực nhất, của các giai cấp thống trị về mặt kinh tế và nhờ có nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thống trị về chính trị…”.
Kế thừa quan điểm của C.Mác và Ph. Ăngghen, V.I.Lênin đã làm rõ hơn về điều kiện ra đời, hình thành và phát triển của nhà nước, đó là: “Nhà nước là sản phẩm và biểu hiện của những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được. Bất cứ đâu, hễ lúc nào và chừng nào mà, về mặt khách quan, những mâu thuẫn giai cấp không thể điều hòa được, thì nhà nước xuất hiện. Và ngược lại: sự tồn tại của nhà nước chứng tỏ rằng những mâu thuẫn giai cấp là không thể điều hòa được”. Như thế, nhà nước là một hiện tượng lịch sử, sự tồn tại và tiêu vong của nó là tùy thuộc vào những điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể, “nhà nước chỉ là một tổ chức thống trị của một giai cấp” và “bất cứ nhà nước nào cũng là một bộ máy để một giai cấp này trấn áp giai cấp khác”.
Vì thế, nhà nước là một hiện tượng xã hội nhưng đây không là hiện tượng xã hội bất biến, thụ động mà nhà nước là thiết chế xã hội đặc biệt, năng động, sáng tạo và chỉ xuất hiện khi xã hội loài người phát triển đến một giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho sự tồn tại của nó mất đi.
Tóm lại Nhà nước xuất hiện kể từ khi xã hội loài người bị phân chia thành những lực lượng giai cấp đối kháng nhau; nhà nước là bộ máy do lực lượng nắm quyền thống trị (kinh tế, chính trị, xã hội) thành lập nên nhằm mục đích điều khiển, chỉ huy toàn bộ hoạt động của xã hội trong một quốc gia do vậy nhà nước mang vai trò xã hội, trong đó chủ yếu để bảo vệ các quyền lợi của lực lượng thống trị. Nhà nước xuất hiện khi có chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất và xuất hiện những giai cấp đối kháng nhau do vậy mà nó cần một tổ chức chính trị đứng ra để điều hòa những mâu thuẫn ấy và để quản lí xã hội.
2. Nguồn gốc pháp luật là gì?
Nguồn gốc của pháp luật là nguyên nhân, điều kiện kinh tế – xã hội dẫn đến sự ra đời của pháp luật. Những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của Nhà Nước cũng là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật.
Pháp luật hình thành bằng ba con đường chủ yếu:
- Nhà nước thừa nhận những tập quán đã có từ trước phù hợp với lợi ích của mình và nâng lên thành pháp luật. Bằng con đường này, Nhà nước tạo ra hình thức pháp luật đầu tiên là tập quán pháp;
- Nhà nước thừa nhận các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan xét xử hoặc cơ quan hành chính cấp trên để trở thành khuôn mẫu cho các cơ quan cấp dưới tương ứng giải quyết những vụ việc tương tự xảy ra sau này. Con đường này tạo ra hình thức pháp luật thứ hai trong lịch sử là án lệ pháp;
- Nhà nước ban hành những quy phạm pháp luật mới để điều chỉnh các quan hệ xã hội mới nảy sinh do nhu cầu quản lý và duy trì trật tự xã hội. Con đường này hình thành hình thức pháp luật thứ ba là văn bản quy phạm pháp luật.
3. Nhà nước ra đời trước pháp luật đúng hay sai?
Trường Tiểu học Thủ Lệ xin đưa ra gợi ý giải đáp cho câu hỏi này:
Có khá nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Về mặt lý thuyết Nhà nước ra đời trước Pháp luật là sai.
Bởi Pháp luật ra đời cùng lúc, tồn tại song song với nhà nước. Nguyên nhân ra đời của nhà nước cũng chính là nguyên nhân đời của pháp luật
Pháp luật chỉ ra đời trong xã hội có Nhà nước. Nhà nước và pháp luật là 2 phạm trù luôn luôn tồn tại song hành. Khi mâu thuẫn xã hội gay gắt không thể điều hòa dẫn tới hình thành Nhà nước, để duy trì sự tồn tại của Nhà nước thì giai cấp cầm quyền đã ban hành Pháp luật, Pháp luật trở thành công cụ để duy trì tật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền.
Pháp luật là ý chí của giai cấp thống trị được nâng lên thành luật. Pháp luật duy trì trật tự xã hội, bảo vệ cho giai cấp cầm quyền, phù hợp với ý chí, nguyện vọng của đại bộ phận quần chúng trong xã hội. Điểm này thì thể hiện rõ hơn trong các Nhà nước xã hội chủ nghĩa, bởi theo như Nhà nước Việt Nam thì là Nhà nước “của dân, do dân, vì dân”.
Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi Nhà nước ra đời trước pháp luật đúng hay sai? Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì? mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi đáp