Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

KHTN 6 Bài 5: Đo khối lượng – Chân Trời Sáng Tạo

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 5: Đo khối lượng – Chân Trời Sáng Tạo

Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung bài học đo khối lượng được biên soạn và tổng hợp bên dưới đây. Thông qua bài học này các em sẽ nắm bắt được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật, rèn luyện một số kĩ năng giải bài tập ở phần bài tập minh họa và tự luyện tập. Mời các em cùng tham khảo!

Đơn vị đo khối lượng trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là kilôgam (kilogram), kí hiệu là kg.

Kilôgam là khối lượng của một quả cần mẫu, đặt tại Viện Đo lường quốc tế ở Pháp.

Bảng 5.1. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam thường gặp

Các ước số và bội số thập phân của đơn vị kilôgam thường gặp

Tìm hiểu về dụng cụ đo khối lượng

Để đo khối lượng người ta dùng cân. Có nhiều loại cân khác nhau: Cân đồng hồ, cân điện tử, cân y tế, cần Roberval,

1.2. Thực hành đo khối lượng

Khi đo khối lượng của một vật bằng cân, ta cần thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Ước lượng khối lượng vật cần đo.

Lựa chọn cân phù hợp

Hinh 53. Lựa chọn cân phù hợp

– Bước 2: Chọn cần có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

– Bước 3: Hiệu chỉnh cân đúng cách trước khi đo.

– Bước 4: Đặt vật lên cân hoặc treo vật vào móc cân.

– Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo theo vạch chia gần nhất với đầu kim của cân.

Bài 1: Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

a) Mọi vật đều có …

b) Người ta dùng … để đo khối lượng.

c)… là khối lượng của một quả cân mẫu đặt ở viện đo lường quốc tế Pháp.

Hướng dẫn giải

 a) khối lượng.

 b) cân.

c) Kilôgam (kg).

Bài 2: Làm thế nào để lấy 1 kg gạo từ một bao đựng 10 kg gạo khi trên bàn chỉ có một cân địa và một quả cân 4 kg.

Hướng dẫn giải

 – Cân 2 lần, mỗi lần lấy ra 4 kg, còn lại 2 kg gạo chia đều cho 2 đĩa cản. Khi nào cân thăng bằng thì gạo trên mỗi đĩa là 1 kg.

Bài 3: Có một cái cân đồng hồ đã cũ và không còn chính xác. Làm thế nào có thể cân chính xác khối lượng của một vật nếu cho phép dùng thêm hộp quả cân

Hướng dẫn giải

 – Đặt vật cần cân lên địa và ghi số chỉ của kim cân.

 – Sau đó thay vật bằng một số quả cân thích hợp sao cho kim chỉ đúng giá trị cũ.

Luyện tập

  • Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:
  • Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo khối lượng của một vật.
  • Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng khối lượng trước khi đo; ước lượng được khối lượng của vật trong một số trường hợp đơn giản.
  • Dùng cân để chỉ ra được một số thao tác sai khi đo khối lượng và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
  • Đo được khối lượng của một vật bằng cân.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Trên một hộp mứt Tết có ghi 300g. Số đó chỉ:

    • A.
      sức nặng của hộp mứt
    • B.
      thể tích của hộp mứt
    • C.
      khối lượng của hộp mứt
    • D.
      sức nặng và khối lượng của hộp mứt 
  • Câu 2:

    Trên một viên thuốc cảm có ghi “Paracetamol 500…”. Em hãy tìm hiểu thực tế để xem ở chỗ để trống phải ghi đơn vị nào dưới đây?

    • A.

      mg

    • B.

      cg

    • C.
      kg 
    • D.
      g
  • Câu 3:

    Sách giáo khoa (SGK) Khoa học và tự nhiên 6 có khối lượng áng chừng bao nhiêu gam? 

    • A.
      Trong khoảng từ 100g đến 200g
    • B.
      Trong khoảng từ 500g đến 1kg
    • C.
      Trong khoảng 3g đến 4g
    • D.
      Trong khoảng 1kg đến 2kg 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 26 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 2 trang 26 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 3 trang 26 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4 trang 26 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.1 trang 14 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.2 trang 14 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.3 trang 14 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.4 trang 14 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.5 trang 14 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.6 trang 14 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.7 trang 14 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.8 trang 15 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 5.9 trang 15 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 5 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button