Hỏi Đáp

Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng

Hôn nhân gia đình là chủ đề đáng được quan tâm. Bởi khi lớn lên phần lớn loài người chúng ta sẽ được dựng vợ, gả chồng. Việc duy trì hạnh phúc gia đình được đến đâu phụ thuộc phần lớn vào nhận thức của mỗi người. Vậy, Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng 2022 như thế nào? Bài viết này Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ chia sẻ cho bạn.

Bạn đang xem: Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng

Contents

1. Bình đẳng giữa vợ và chồng là gì?

Bình đẳng giữa vợ và chồng là việc trong sinh hoạt đời sống vợ chồng, mỗi người có quyền và lợi ích ngang nhau. Không ai có quyền hơn người kia về vấn đề gì trong cuộc sống. Tôn trọng nhau đảm bảo quyền lợi cho nhau theo quy định của pháp luật.

Tại Điều 26 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 cũng quy định về quyền bình đẳng giới:

“Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách đảm bảo quyền và cơ hội bình đẳng giới. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội”.

2. Nguyên tắc bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

Theo quy định tại Điều 17 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì:

Điều 17. Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng

Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

Nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ vợ chồng

3. Nguyên tắc bình đẳng được thể hiện như thế nào trong quan hệ giữa vợ và chồng?

Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ vợ chồng, tạo điều kiện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, đảm bảo cho quan hệ vợ chồng duy trì mối quan hệ tốt nhất.

Bình đẳng giới không chỉ là để giải phóng phụ nữ, mà còn là giải phóng nam giới. Khi quá đề cao nam giới và hạ thấp nữ giới thì không chỉ có nữ giới bị ảnh hưởng mà nam giới cũng bị hệ lụy.

Người đàn ông là trụ cột trong gia đình, phải lo gánh vác các công to, việc lớn như sự nghiệp, công danh, dựng xây nhà cửa khiến nhiều người mải mê lao vào kiếm tiền, phấn đấu cho công danh sự nghiệp mà bỏ bê gia đình, vợ con hoặc kiếm tiền bằng mọi cách dẫn đến rơi vào vòng lao lý.

Do vậy, vợ chồng phải bình đẳng với nhau trên mọi phương diện.

4. Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ nào?

Bình đẳng giữa vợ và chồng được thể hiện trong mối quan hệ:

  • Về tài sản: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản chung, thừa kế và việc sử dụng, định đoạt tài sản chung.
  • Về nhân thân: Vợ chồng có nghĩa vụ giúp đỡ, tạo điều kiện phát triển về mọi mặt; tôn trọng giữ gìn danh sự nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng những quyền cơ bản của con người được pháp luật công nhận.
  • Về quyền và nghĩa vụ cơ bản: Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ với nhau trong quan hệ hôn nhân, không được phó thác trách nhiệm của mình cho đối phương.
  • Về chăm sóc và giáo dục con cái: Vợ chồng có nghĩa vụ giáo dục và chăm sóc con chung của cả hai.

5. Ví dụ về bình đẳng giữa vợ và chồng trong quan hệ nhân thân

Ví dụ trong quan hệ xử sự đối với người khác. Vợ và chồng đều có quyền nói chuyện và thổ lộ với người khác về mối quan hệ gia đình. Không chỉ là một người được nói và một người chỉ được lắng nghe và hùa theo mà không có quyền thể hiện ra chính kiến riêng của mình.

6. Thực hiện nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa như thế nào đối với người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay?

Các nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ giữa vợ và chồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng với phụ nữ trong giai đoạn hiện nay:

Bình đẳng trong hôn nhân là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ tình yêu giữa vợ và chồng, đảm bảo cho sự bền vững của một gia đình hạnh phúc. Bên cạnh đó cũng giúp phát huy truyền thống tình nghĩa vợ chồng, khắc phục được những tư tưởng phong kiến lạc hậu từ xa xưa về trong nam khinh nữ, và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ yếu thế trong gia đình.

7. Theo em, việc pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng có mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng không?

Theo em, pháp luật thừa nhận quyền sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng không mâu thuẫn với nguyên tắc bình đẳng giữa vợ và chồng vì:

  • Việc đó là sự tôn trọng quyền sở hữu cá nhân của công dân nói chung và vợ chồng nói riêng, giúp tạo ra môi trường pháp lí đảm bảo sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ tài sản giữa vợ và chồng.
  • Đảm bảo cho sự tự do giữa vợ, chồng trong các mối quan hệ ngoài xã hội và xác định rõ trách nhiệm, khả năng thanh toán của vợ hoặc chồng trong mối quan hệ cũng như bảo vệ quyền lợi của những người khác khi tham gia vào giao dịch.
  • Đó là căn cứ pháp lí để tòa án giải quyết thấu đáo, công bằng những vụ việc tranh chấp liên quan đến tài sản của vợ chồng, xác định tài sản nào là tranh chấp tài sản nào là không.
  • Đồng thời thể hiện nhất quán trong việc bình đẳng giói xét về cả mặt lý luận và thực tiến được ghi nhận pháp luật trong đời sống người dân.

Như vậy, trên đây là ý kiến tư vấn cá nhân của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời các bạn tham khảo thêm một số bài viết hữu ích khác như: Luật bình đẳng giới, Mẫu tờ khai xác nhận tình trạng hôn nhân từ chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của trang Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button