Giáo DụcLớp 7

Bài 1: Từ ghép – Ngữ văn 7

Bạn đang xem: Bài 1: Từ ghép – Ngữ văn 7

Qua bài học, giúp các em biết được cấu tạo từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập. Cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt. Bên cạnh đó, bài học nâng cao cho các em khả năng nhận diện các loại từ ghép và tìm hiểu nghĩa của hệ thống từ ghép tiếng Việt.
 

a. Các loại từ ghép

  • Từ ghép chính phụ
    • Khái niệm: Từ ghép chính phụ có hai tiếng: tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.
    • Ví dụ
Tiếng chính Tiếng phụ
ngoại 
xe đạp
  • Từ ghép đẳng lập
    • Khái niệm: Từ ghép đẳng lập không phân ra tiếng chính và tiếng phụ, các tiếng bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp.
    • Ví dụ: Quần áo, trầm bổng, cha mẹ…

b. Nghĩa của từ ghép

  • Từ ghép chính phụ
    • “Bà”: Người đàn bà sinh ra cha hoặc mẹ.
    • “Bà ngoại”: Người đàn bà sinh ra mẹ.

 → Nghĩa của từ bà ngoại hẹp hơn nghĩa của từ bà.

⇒ Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa tiếng chính: Tính chất phân nghĩa

  • Từ ghép đẳng lập
    • Ví dụ: “Hắn là tay chân của tên Năm Đô nên hắn mới hung dữ và lộng hành như vậy!
      • “Tay”, “chân”: Bộ phận cơ thể người”
      • “Tay chân”: Trợ thủ đắc lực.

→ Nghĩa “Tay chân” khái quát hơn nghĩa của “tay ” với “chân ”.

⇒ Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn so với nghĩa của các tiếng tạo nên nó: Tính chất hợp nghĩa.

Ví dụ

Đề bài 1: Viết một đoạn văn chủ đề mùa thu hoặc ngày khai trường có độ dài từ 4 đến 6 câu, trong đó sử dụng ít nhất 2 từ ghép đẳng lập và 2 từ ghép chính phụ.

Gợi ý làm bài

Hôm đó em đã thức dạy thật sớm cùng mẹ chuẩn bị mọi thứ cho ngày khai trường nào là: quần áo, bút chì cùng vài cuốn vở. Em đứng say sưa ngắm nhìn bộ quần áo mới và chỉ thầm mong buổi khai trường hôm nay sẽ diễn ra thành công tốt đẹp. Đã đến lúc tới trường, em cùng mẹ đi trên con đường làng trải đầy lá vàng quen thuộc mà sao hôm nay lạ lẫm đến vậy. Bước vào cổng trường cái cảm giác trang nghiêm tràn ngập trong tâm trí em. Em bồi hồi, lo lắng và cũng mừng rỡ vì đã được đi học. Ấn tượng của ngày đầu tiên đi học khiến em nhớ mãi ‐ đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời em. 

  • Từ ghép đẳng lập: “quần áo”, “tâm trí”.
  • Từ ghép chính phụ: “Bút chì”, “cuốn vở”, “lá vàng”, “con đường”.

Đề bài 2: Tìm các từ ghép trong đoạn văn sau và cho chúng vào bảng phân loại

Mưa phùn đem mùa xuân đến , mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ . Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao . Mầm cây sau sau , cây nhội hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác . …Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. Mưa bụi ấm áp . Cái cây được cho uống thuốc.”

Gợi ý làm bài

Từ ghép chính phụ Từ ghép đẳng lập
Mưa phùn, mùa xuân, chân mạ, dây khoai, cây cà chua, xanh rợ, mầm cây, cây nhôi Cây bàng, cây bằng lăng, mùa hạ, mưa bụi, uống thuốc

3. Soạn bài Từ ghép

Để nắm được cấu tạo từ ghép chính phụ, từ ghép đẳng lập, cơ chế tạo nghĩa của từ ghép tiếng Việt, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Từ ghép.

 

Cổng trường mở ra

Cổng trường mở ra – Ngữ văn 7

Mẹ tôi - Ét-môn-đô-đơ-A-mi-xi

Mẹ tôi – Ét-môn-đô-đơ-A-mi-xi – Ngữ văn 7

Liên kết trong văn bản

Liên kết trong văn bản – Ngữ văn 7

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 7

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button