Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Công nghệ 6 Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình Chân trời sáng tạo

Bạn đang xem: Công nghệ 6 Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình Chân trời sáng tạo

Đồ dùng điện là đồ dùng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của chúng ta hiện nay. Từ bóng đèn, nồi cơm điện, bàn là, bình đun nước nóng, máy say thực phẩm…..Vậy chúng có cấu tạo và nguyên lý làm việc như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu Bài 9: Sử dụng đồ dùng điện trong gia đình

1.1.1. Bàn là (bàn ủi)

a. Cấu tạo:

+ Vỏ bàn là: Bảo vệ các bộ phận bên trong bàn là

+ Dây đốt nóng: Tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện

+ Bộ điều chỉnh nhiệt độ: đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải

Cấu tạo bàn là

b. Thông số kĩ thuật của bàn là:

– Công suất định mức

– Điện áp định mức

– Ví dụ: 

+ Bàn là du lịch: Công suất định mức: 250W – Điện áp định mức: 220V

+ Bàn là khô: Công suất định mức: 1200W – Điện áp định mức: 220V

c. Nguyên lí làm việc:

+ Khi cấp điện áp cho bàn là và xoay bộ điều chỉnh nhiệt độ đến vị trí thích hợp với loại vải cần là, lúc này dòng điện truyền qua dây đốt nóng làm bàn là nóng lên.

+ Bàn là sẽ tự động ngắt và đóng dòng  điện truyền qua dây đốt nóng để giữ nhiệt độ luôn ổn đinh ở giá trị nhiệt độ đã đặt trước

d. Quy trình sử dụng bàn là:

+ Đọc nhãn hướng dẫn sử dụng quần áo và phân loại, sắp xếp quần áo cần là theo loại vải

+ Kiểm tra độ an toàn của dây dẫn điện, phích cắm và mặt bàn là

+ Cấp điện cho bàn là

+ Điều chỉnh nhiệt độ cho các loại vải cẩn là

+ Là quần áo may bằng vải lụa, vải nylon

+ Là quần áo may bằng vải len

+ Là quần áo may bằng vải bông, vải lanh

1.1.2. Đèn Led (Light Emitting Diode)

a. Cấu tạo:

– Vỏ đèn: bảo vệ bảng mạch LED, bộ nguồn và cách điện, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

– Bộ nguồn: Biến đổi điện áp nguồn điện cho phù hợp với điện áp sử dụng của đèn LED.

– Bảng mạch LED: phát ra ánh sáng khi cấp điện.

b. Nguyên lý làm việc

Khi cấp điện cho đèn LED, bộ nguồn trong đèn sẽ biến đổi nguồn điện cung cấp phù hợp với điện áp sử dụng của đèn và truyền dòng điện đến bảng mạch LED, làm đèn phát sáng.

c. Lưu ý khi sử dụng đèn LED

– Không đặt đèn trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc những nơi có nhiệt độ cao, ẩm ướt.

– Không đặt đèn gần những chất dể gây cháy nổ.

– Vệ sinh đèn bằng vải khô, sạch.

1.1.3. Máy xay thực phẩm

a. Cấu tạo và thông số kỹ thuật

– Máy xay thực phẩm có cấu tạo gồm 3 bộ phận chính:

+ Cối xay (bên trong có lưỡi dao được nối với trục động cơ trong thân máy): để cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động.

+ Thân máy: bao gồm một động cơ đặt bên trong. Động cơ sẽ hoạt động khi có dòng điện truyền qua để làm quay lưỡi dao trong cối.

+ Bộ phận điều khiển: gồm các nút (phím) để tắt, mở máy và thay đổi tốc độ quay của lưỡi dao.

– Thông số kĩ thuật của máy xay:

+ Công suất định mức

+ Điện áp định mức

+ Dung tích của cối xoay

b. Nguyên lí làm việc

Khi cấp điện cho máy xay thực phẩm và lựa chọn tốc độ quay phù hợp bằng các nút ở bộ phận điều khiển, động cơ sẽ hoạt động làm quay lưỡi dao trong cối xay để cắt nhỏ thực phẩm.

c. Sử dụng máy xay thực phẩm

* Các bước sử dụng máy xay thực phẩm:

– Bước 1: Sơ chế các loại thực phẩm

– Bước 2: Cắt nhỏ thực phẩm

– Bước 3: Lắp cối xay vào thân máy

– Bước 4: Cho nguyên liệu cần xay vào cối và đậy nắp

– Bước 5: Cắm điện và chế độ xay phù hợp

– Bước 6: Sau khi xay xong, tắt máy và lấy thực phẩm ra khỏi cối xay

– Bước 7: Vệ sinh và bảo quản máy xay thực phẩm sau khi sử dụng xong.

1.2. Lựa chọn đồ dùng điện tiết kiệm điện

Từ công thức tổng quát:

A= P x t

A: Điện năng tiêu thụ ( kWh)

P: Công suất định mức( W )

t : thời gian ( h )

Với  1kW= 1000W

VD: Một máy điều hòa nhiệt độ có công suất định mức là 750W (0,75kW), có thời gian hoạt động trung bình là 10 giờ(h) mỗi ngày. Vậy điện năng tiêu thụ định mức của máy trong 1 ngày là :

A= P.t = 0,75 x 10=  7,5 kWh

-Nếu giả sử giá tiền điện năng là 1856đ/1kWh, thì số tiền phải trả tối đa trong 1 ngày sử dụng là : 0,75kWh x 1856đ/kWh  = 13920đ

( * LƯU Ý: Nếu tính trong 1 tháng thì ta chọn là 30 ngày)

→ Để tiết kiệm điện, ta cần lựa chọn đồ dùng điện có công suất và các tính năng phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng của gia đình. Đồ dùng điện nào có công suất định mức càng nhỏ thì tiêu thụ điện năng càng ít.     

– Sử dụng các thiết bị điện có nhãn dán tiết kiệm năng lượng càng nhiều sao để tiết kiệm năng lượng càng cao

Bài tập 1: Nêu cấu tạo của bàn là?

– Bộ phận chính của bàn là là: Vỏ bàn là: bảo vệ các bộ phận bên trong bản là. 

– Dây đất nóng: tạo sức nóng dưới tác dụng của dòng điện.

– Bộ điều chính nhiệt độ: đặt nhiệt độ bàn là phù hợp với từng loại vải.

Bài tập 2: Nêu cấu tạo của máy xay thực phẩm?

– Bộ phận chính gồm: Thân máy: bao gồm một động cơ điện đặt bên trong. Động cơ sẽ hoạt động khi có dòng điện truyền qua để làm quay lưỡi đao trong cồi.

– Cối xay: gồm cối xay lớn, côi xay nhỏ. Trong cối xay có lưỡi dao được nỗi với trục động cơ trong thân máy đẻ cắt nhỏ thực phẩm khi động cơ hoạt động.

– Bộ phận điều khiển: gồm các nút (phim) để tắt, mở máy và thay đổi tốc độ quay của lưỡi dao.

Luyện tập

– Học xong bài này, các em cần:

+ Nêu được nguyên lý và cách sử dụng bàn là, máy xay thực phẩm, đèn LED

+ Lựa chọn các thiết bị điện phù hợp với nhu cầu gia đình và tiết kiệm điện

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Dây đốt nóng của bàn là điện có chức năng gì?

    • A.
      Làm nóng bàn là
    • B.
      Tỏa nhiệt
    • C.
      Cách điện, cách nhiệt
    • D.
      Tất cả đều đúng
  • Câu 2:

    Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý những điều gì dưới đây?

    • A.
      Không dùng quạt ,máy lạnh khi ủi đồ 
    • B.
      Không đổ nước máy ,nước giếng, nước có mùi vào bàn ủi hơi nước 
    • C.
      Vệ sinh bàn ủi thường xuyên
    • D.
      Đáp án A, B, C
  • Câu 3:

    Bàn là gồm những thông số kỹ thuật nào?

    • A.
      Công suất định mức
    • B.
      Điện áp định mức
    • C.
      Cả A và B đều đúng
    • D.
      Cả A và B đều sai

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo Chương 4 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 72 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Luyện tập 2 trang 72 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Vận dụng 1 trang 73 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Vận dụng 2 trang 73 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Vận dụng 3 trang 73 Công nghệ 6 SGK Chân trời sáng tạo

Bài tập 1 trang 40 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 40 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 40 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 4 trang 40 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 5 trang 41 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 6 trang 42 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 7 trang 42 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 8 trang 42 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 9 trang 42 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 10 trang 42 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 11 trang 43 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 12 trang 43 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 13 trang 43 SBT Công nghệ 6 Chân trời sáng tạo

Hỏi đáp Bài 9: Sử dụng đồ điện trong gia đình Công nghệ 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy commen Cộng đồng Công nghệ Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng ở mục Hỏi đáp

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button