Người đi thuê trọ không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu?
Đăng kí tạm trú là thủ tục bắt buộc đối với những người đi thuê trọ như học sinh, sinh viên, người đi làm….Vậy nếu không đăng kí tạm trú thì bị phạt bao nhiêu và bên nào phải chịu, chúng ta cùng đi tìm hiểu.
Bạn đang xem: Người đi thuê trọ không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu?
Contents
1. Người đi thuê trọ không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
– Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú hoặc điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú;
– Cá nhân, chủ hộ gia đình không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
– Không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, đối với người đi thuê trọ không khai báo tạm trú theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 300.000 đồng (thông thường bị phạt 200.000 đồng).
Theo Luật Cư trú 2006, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Kết luận: Sau 30 ngày kể từ ngày đến thuê trọ, nếu người thuê trọ không đăng ký tạm trú sẽ bị phạt từ 100.000 – 300.000 đồng.
Đáng chú ý, mặc dù đăng ký tạm trú là trách nhiệm của người thuê nhà nhưng không chỉ người thuê trọ bị phạt mà người cho thuê cũng bị xử phạt.
2. Thủ tục đăng ký tạm trú cho người đi thuê nhà
Theo Điều 16 Thông tư 35/2014/TT-BCA, Điều 6 Nghị định 31/2014/NĐ-CP, người đến đăng ký tạm trú phải chuẩn bị các giấy tờ sau:
– Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân khẩu (đối với các trường hợp phải khai bản khai nhân khẩu);
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, gồm 01 trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở hoặc giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ;
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai (đã có nhà ở trên đất đó);
+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp phải cấp giấy phép);
+ Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;
+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
+ Giấy tờ về mua, bán, tặng, cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình di dân theo kế hoạch của Nhà nước hoặc các đối tượng khác;
+ Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
+ Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
+ Giấy tờ chứng minh về đăng ký tàu, thuyền, phương tiện khác thuộc quyền sở hữu và địa chỉ bến gốc của phương tiện sử dụng để ở. Trường hợp không có giấy đăng ký thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc có tàu, thuyền, phương tiện khác sử dụng để ở thuộc quyền sở hữu hoặc xác nhận việc mua bán, tặng cho, đổi, thừa kế tàu, thuyền, phương tiện khác và địa chỉ bến gốc của phương tiện đó;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cơ quan, tổ chức hoặc của cá nhân (trường hợp văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ nhà ở, nhà khác của cá nhân phải được công chứng hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã).
Đối với nhà ở, nhà khác tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về điều kiện diện tích bình quân bảo đảm theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương và được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý băng văn bản;
+ Giấy tờ của cơ quan, tổ chức, cơ sở tôn giáo về việc công dân có chỗ ở;
+ Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức);
+ Văn bản cam kết của công dân về việc có chỗ ở thuộc quyền sử dụng của mình và không có tranh chấp về quyền sử dụng nếu không có một trong các giấy tờ, tài liệu nêu trên.
Lưu ý: Trường hợp được chủ hộ có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú đồng ý cho đăng ký tạm trú thì không cần xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp.
Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình và ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ký, ghi rõ họ, tên; trường hợp người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đã có ý kiến bằng văn bản đồng ý cho đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình thì không phải ghi vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
Người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Trưởng Công an xã, phường, thị trấn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định phải cấp sổ tạm trú.
Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là 24 tháng. Trong thời hạn 30 ngày trước ngày hết thời hạn tạm trú, công dân đến cơ quan Công an nơi cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết Hỏi đáp pháp luật về thủ tục hành chính liên quan tại mục Hỏi Đáp pháp luật
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp