Hỏi Đáp

Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự? Pháp luật quy định về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào? Người dưới 18 tuổi vi phạm pháp luật, thậm chí gây ra các vụ án thương tâm, tuy nhiên đây là độ tuổi được xem là độ tuổi chưa trưởng thành, việc nhận thức và điều chỉnh hành vi của mình còn hạn chế nên hầu hết chưa thể áp dụng mức phạt hình sự mà người dưới 18 tuổi được đưa vào các trại giáo dưỡng.

Bạn đang xem: Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

Trong một số vụ án nghiêm trọng, hình phạt như vậy là chưa tương xứng với hậu quả của vụ án. Trường hợp này, pháp luật giải quyết như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây của Trường Tiểu học Thủ Lệ

1. Vì sao ngôn luận phải tuân theo quy định pháp luật?

Công dân được thực hiện quyền tự do ngôn luận lại phải theo quy định của pháp luật vì:

– Có tuân theo quy định của pháp luật mới tránh đc vc sử dụng quyền tự do ngôn luận bừa bãi hoặc lợi dụng tự do ngôn luận để gây hại cho lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích chung của cộng đồng, đất nước.

– Phát huy đc tính tích cực, quyền làm chủ của công dân, góp phần xây dựng nhà nước, quản lí xã hội sử dụng quyền tự do ngôn luận:

+ Trong các cuộc họp cơ sở

+ Trên các phương tiện truyền thông đại chúng

+ Kiến nghị với đại biểu Quốc hội,Hội đồng nhân dân trong dịp tiếp xúc vs cử tri

+ Góp ý kiến vào dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản luật, bộ luật quan trọng

2. Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

A. Từ đủ 13 tuổi.

B. Từ đủ 14 tuổi.

C. Từ đủ 15 tuổi.

D. Từ đủ 16 tuổi.

Đáp án đúng là: D – Người từ đủ 16 tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự.

Lý do chọn đáp án: Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự tại Điều 12: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

2. Quy định của pháp luật về độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự

Xét về chủ thể chịu trách nhiệm hình sự, Bộ luật Hình sự (BLHS) quy định thêm về tuổi của chủ thể. Phải đạt đến số tuổi mà BLHS thì một người mới phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm của mình. Vậy, người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định tại điều 12 BLHS như sau:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này

=> Người từ đủ 16 tuổi trở vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự

3. Quyền tự do ngôn luận

Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

Quyền tự do ngôn luận là quyền cơ bản của công dân, được pháp luật công nhận và bảo vệ. Hiến pháp 2013 quy định: Công dân có quyền tự do ngôn luận

Tuy nhiên tự do ngôn luận không đồng nghĩa với việc thích nói gì thì nói. Tự do ngôn luận là tự do bày tỏ ý kiến của mình và không vi phạm các quy định của pháp luật

4. Những hành vi ngôn luận trái pháp luật

Sau đây là những hành vi ngôn luận trái pháp luật:

  • Kích động, gây chia rẽ dân tộc
  • Đăng những thông tin giả lên mạng xã hội gây hoang mang (ví dụ: đăng tin giả về Covid…)
  • Xuyên tạc những chính sách của Đảng, Nhà nước
  • Xâm phạm đến danh dự của người khác
  • Quấy rối người khác

=> Nhân dân có quyền tự do ngôn luận nhưng sự tự do này cũng được giới hạn không xâm phạm các mối quan hệ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ

5. Xâm phạm quyền tự do ngôn luận phạt thế nào?

Điều 167 BLHS 2015 quy định về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân như sau:

Điều 167. Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân

1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.

=> Xâm phạm quyền tự do ngôn luận của người khác có thể bị phạt tù đến 05 năm

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Người bao nhiêu tuổi vi phạm quyền tự do ngôn luận phải chịu trách nhiệm hình sự?

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button