Giáo DụcLớp 12

Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm

Để cuộc sống trở nên tốt đẹp và văn minh hơn mỗi người cần phải sống có lương tâm. Điều này không chỉ giúp khẳng định giá trị bản thân mà còn làm cho các mối quan hệ trong xã hội trở nên gắn kết, gần gũi hơn. Mời các em cùng tham khảo tài liệu văn mẫu Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm dưới đây để hiểu hơn về vấn đề này. Chúc các em học tập vui vẻ!

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm

2. Dàn bài chi tiết

2.1. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sống có lương tâm.

Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.

2.2. Thân bài

a. Giải thích

– Sống có lương tâm: sống có ước mơ, hoài bão, biết vươn lên trong cuộc sống và chan hòa, yêu thương, giúp đỡ những người xung quanh, có ý thức cống hiến cho cuộc đời.

b. Phân tích

– Biểu hiện của người sống có lương tâm:

+ Đặt ra mục tiêu cho bản thân mình và cố gắng, phấn đấu hoàn thành mục tiêu đó.

+ Luôn giúp đỡ những người xung quanh, không màng đến lợi ích cá nhân của bản thân.

+ Cống hiến năng lực, trí tuệ của bản thân mình có sự nghiệp phát triển nước nhà.

– Lợi ích, ý nghĩa của việc sống có lương tâm:

+ Khiến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.

+ Giúp ích cho xã hội, cho đất nước ngày càng phát triển phồn thịnh.

+ Được mọi người yêu quý, tôn trọng và noi theo.

c. Chứng minh

– Học sinh tự lấy dẫn chứng về người sống có lương tâm để minh họa cho bài làm văn của mình.

Lưu ý: Dẫn chứng phải tiêu biểu, xác thực và được nhiều người biết đến.

d. Phản biện

– Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

2.3. Kết bài

– Khái quát lại tầm quan trọng của việc sống có lương tâm.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Nghị luận xã hội về lối sống có lương tâm

Gợi ý làm bài

3.1. Bài văn mẫu số 1

Trịnh Công Sơn đã từng viết rằng: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng/ Để làm gì em biết không?/ Để gió cuốn đi”. Quả thực trong cuộc sống đầy những bất trắc bon chen này, ai cũng cần có một tấm lòng yêu thương, quan tâm, giúp đỡ mọi người hay nói cách khác là sống có lương tâm.

Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác và xã hội. Lương tâm tồn tại ở hai dạng: lương tâm thanh thản và lương tâm cắn rứt.

Lương tâm dù ở trạng thái nào cũng có ý nghĩa đối với cá nhân. Lương tâm là nơi sâu thẳm nhất của con người, nhờ đó con người nhận biết điều lành điều dữ. Đồng thời lương tâm không chỉ giúp cho con người hành động để chu toàn bổn phận làm người của mình mà còn giúp mọi người tuân theo chỉ thị của lương tâm.

Sống có lương tâm giúp con người biết làm điều thiện, tránh xa điều ác, biết cảm thông, chia sẻ hơn là thù ghét, đố kị, biết nhường nhịn hơn là ganh đua, biết phân biệt lẽ đúng – sai, phải – trái và mong muốn được làm điều tốt đẹp cho người khác. Sống có lương tâm giúp con người tu dưỡng đạo đức, sống chân thiện và lan tỏa những giá trị tốt đẹp ra cộng đồng. Để trở thành người có lương tâm, chúng ta cần phải thường xuyên rèn luyện đạo đức, thói theo quan niệm tiến bộ. Lương tâm mỗi người không bao giờ bị cắn rứt khi không làm điều gì sai trái và luôn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bản thân một cách tự nguyện. Sống có lương tâm là biết sống vì người khác, biết nhường nhịn lẫn nhau, liên tục bồi dưỡng những tình cảm trong sáng, đẹp đẽ giữa người với người sẽ giúp lương tâm được bình yên và có được cảm nhận được hạnh phúc trong cuộc đời. Lương tâm là kết quả của quá trình sống chứ không phải bẩm sinh. Lương tâm luôn đi với con người trong suốt quá trình hành động. Lương tâm là vô giá, làm người, có thể đánh mất tất cả nhưng không bao giờ được để mất lương tâm.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn có những người có thói ích kỉ, sống chỉ biết đến bản thân mình, không cố gắng vươn lên, không biết san sẻ với người khác,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án và chỉ trích.

Sống trên đời, chỉ có yếu tố lương tâm mới khiến cho cuộc sống của con người trở nên thong thả, nhẹ nhõm. Vì thế, cho dù làm gì đi nữa, chúng ta cũng nên nhớ phải đặt hai chữ lương tâm lên hàng đầu. Mỗi chúng ta, ai cũng có trong mình phần thiện lương, luôn biết yêu thương, sẻ chia với những người xung quanh. Hãy luôn mở rộng tấm lòng mình, chia sẻ, giúp đỡ những người xung quanh.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Đã bao giờ dừng chân trò chuyện với bà cụ ăn xin? Có bao giờ thương xót cho một đứa trẻ tật nguyền? Bạn có cảm xúc trước những vấn đề xung quanh không? Những điều trên thể hiện lối sống có lương tâm của một người. Có hai thứ bạn nhất định phải gìn giữ cẩn thận: đó là lương tâm và tình yêu tổ quốc.

Lương tâm được hiểu là năng lực tự đánh giá và điều chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong mối quan hệ với người khác, với xã hội. Người có lương tâm sẽ không làm những việc trái với lương tâm, đạo đức và luật pháp.

Người sống có lương tâm trong sáng, tốt đẹp luôn biết sống vì người khác, luôn chia sẻ và biết trân trọng mọi thứ ở xung quanh mình. Nó là yếu tố vừa giúp khẳng định giá trị bản thân, vừa làm đẹp cho cuộc đời. Bởi thế, họ luôn được người khác tôn trọng và yêu quý, nhất định sẽ có được tình yêu cuộc sống và cảm nhận được hạnh phúc.

Ngược lại người sống không có lương tâm, ích kỉ sẽ luôn phải sống trong dằn vặt, đau khổ bởi họ luôn đố kị và đầy lòng tham. Sự phát triển thái quá của công nghệ điện tử khiến con người ta thờ ơ, vô tâm với những người xung quanh và thậm chí mải mê chạy theo những giá trị ảo. Cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng. Lòng tốt chưa chắc sẽ được đền đáp và cái xấu không phải lúc nào cũng được trừng trị. Thế nhưng, hãy giữ một trái tim kiên cường, một lương tâm trong sạch, và đừng bao giờ tuyệt vọng trước những trắc trở trên con đường tìm kiếm thành công và hạnh phúc. Làm người, thứ quan trọng nhất là lương tâm. Một người khi không có đủ nhân phẩm thì tiền bạc hay danh lợi cũng trở nên nhạt nhòa.

Con người, không sợ xấu, cũng chẳng sợ nghèo, sợ nhất là vừa xấu, vừa nghèo, vừa gian trá. Người xấu, tâm thiện, đó là mỹ đức; người nghèo, nỗ lực, sẽ phát tài. Nhưng con người một khi gian trá, vô lương tâm, chắc chắn sẽ chẳng có tiền đồ tốt đẹp. Con người sống trên đời, tiền tài, danh vọng không phải là thứ được xếp ở vị trí đầu tiên.

–Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button