Giáo DụcLớp 12

Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

Hiện nay, “Bệnh vô cảm” đang là một vấn đề cần được xã hội quan tâm, vì vậy đây cũng là đề tài hay xuất hiện trong các kì thi gần đây. Trường Tiểu học Thủ Lệ xin giới thiệu với các em sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết kèm đoạn văn mẫu bàn về vấn đề này. 

Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về bệnh vô cảm trong xã hội hiện nay

A. Sơ đồ gợi ý

B. Dàn bài chi tiết

1. Mở đoạn

  • Triển khai vấn đề cần nghị luận
    • Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “Tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”.

2. Thân đoạn

a. Giải thích

  • Vô cảm là không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa.

b. Thực trạng

  • Trong gia đình: Con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con.
  • Trong trường học: Học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô…
  • Ngoài xã hội: Thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành.

c. Nguyên nhân & hậu quả

  • Nguyên nhân
    • Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh.
    • Giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực
    • Gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em.
    • Nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất
  • Hậu quả
    • Khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác.
    • Làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc

d. Giải pháp

  • Gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ.
  • Phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.

3. Kết đoạn

  • Bài học & liên hệ bản thân
    • Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng.

Đoạn văn mẫu

Đề bài: Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn luận về “bệnh vô cảm”.

Gợi ý làm bài

        Sự phát triển ngày càng cao của đời sống vật chất thì điều đáng buồn là những biểu hiện của truyền thống tốt đẹp “tương thân tương ái” lại mai một dần và chúng ta đang phải đối mặt với một căn bệnh tinh thần đáng sợ. Người ta gọi đó những triệu chứng của “bệnh vô cảm”. Người mắc “bênh vô cảm” không có cảm xúc với cuộc sống, với những gì đang diễn ra. Bệnh vô cảm đang diễn ra ngày càng phức tạp, trở thành một căn bệnh khó chữa. Thực trạng đang diễn ra ngay trong chính gia đình, như: con cái thờ ơ với những khó khăn, vất vả của cha mẹ; cha mẹ thì không quan tâm, thờ ơ với những suy nghĩ, những hành động, việc làm sai trái của con. Trong trường học: học trò thờ ơ với sự chỉ bảo tận tình của thầy cô. Ngoài xã hội: thờ ơ, bàng quan, chỉ đứng xem rồi bàn tán, thậm chí thừa cơ chuộc lợi khi ai đó bị tai nạn, bị bạo hành. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do: Lối sống cá nhân, vị kỉ, thiếu trách nhiệm, không quan tâm đến những người xung quanh. Do giới trẻ lo đắm chìm trong thế giới ảo mà quên đi cuộc sống hiện thực. Do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, giáo dục tình thương ở các em. Do nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, đề cao vật chất. Và để lại những hậu quả to lớn như: khiến con người xa nhau, không biết đặt mình vào vị trí của nhau để cảm nhận, dần dần vô tâm, hờ hững trước những bất hạnh của người khác. Đồng thời, làm mất đi truyền thống tương thân tương ai của dân tộc. Mỗi người cần nhận thức và sống có trách nhiệm với chính bản thân cũng như với gia đình, xã hội và cộng đồng. Mỗi gia đình, nhà trường cần quan tâm, giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ. Bản thân chúng ta cần phê phán thái độ sống thờ ơ, vô cảm và đề cao, nêu gương những người giàu lòng vị tha, nhân ái.

Trên đây là sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết và một đoạn văn mẫu bàn về vấn đề “Bệnh vô cảm” trong giới trẻ hiện nay. Tài liệu này giúp các em củng cố lại kiến thức cũng như kĩ năng viết bài nghị luận xã hội để có bước chuẩn bị thật tốt và đạt được kết quả thật cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Nghị luận về một hiện tượng đời sống

— MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button