Trường Tiểu học Thủ Lệ mời các em học sinh cùng tham khảo tài liệu Nghị luận về nỗi sợ hãi của con người chi tiết dưới đây. Với tài liệu này, Trường Tiểu học Thủ Lệ hi vọng rằng các em sẽ biết cách đánh lùi sợ hãi để tiến tới thành công. Chúc các em học tập thật tốt nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Nghị luận về vai trò của việc chủ động cho cuộc sống.
Bạn đang xem: Nghị luận về nỗi sợ hãi của con người
Contents
1. Sơ đồ gợi ý
2. Dàn bài chi tiết
a. Mở bài:
– Dẫn dắt và giới thiệu khái quát về vấn đề nghị luận: nỗi sợ hãi của con người.
b. Thân bài:
* Bàn luận về sự sợ hãi của con người trong cuộc sống
– Giải thích khái niệm “sợ hãi”:
+ Là một trong những trạng thái tinh thần tiêu cực gắn với nét tâm lý hoang mang, lo sợ.
+ Trạng thái cảm xúc này xuất hiện như một phản xạ tự nhiên khi chúng ta nhận ra mối nguy hại ảnh hưởng tiêu cực và đe dọa, gây ra sự nguy hiểm.
– Nêu tác hại của nỗi sợ hãi:
+ Khiến con người trở nên hèn nhát, không dám đối diện với những chông gai, thử thách.
+ Khiến con người không dám vượt qua giới hạn của bản thân.
* Bàn luận về cách vượt qua sợ hãi
– Con người cần giữ được sự bình tĩnh, luôn giữ bản thân ở thế chủ động để đối mặt với những lo âu, từ đó tìm cách vượt qua và chiến thắng nỗi sợ.
– Biến nỗi sợ hãi của chính mình thành động lực để hành động thiết thực.
– Can đảm dấn thân, nhanh chóng nắm bắt lấy những cơ hội mà không hề đắn đo, do dự.
– Trước khi thực hiện mọi kế hoạch, con người cần nghiêm túc suy nghĩ về những khó khăn, rủi ro tiêu cực có thể xảy ra để vạch ra phương hướng, cách thức vượt qua.
c. Kết bài:
– Khái quát vấn đề nghị luận. Liên hệ bản thân.
3. Bài văn mẫu
Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn bàn luận về nỗi sợ hãi của con người.
Gợi ý làm bài:
3.1. Bài văn mẫu số 1
Con người sinh ra chào đời bằng tiếng khóc, cha mẹ, ông bà đón lấy những đứa trẻ bằng giọt nước mắt hạnh phúc. Cuộc sống cứ tiếp diễn tuần hoàn như thế, mọi thứ cứ sinh sôi nảy nở cùng với nỗi lo muôn thuở của con người, lo sợ nhiều thứ lắm, lo đến mức quên ăn quên ngủ, tổn hại sức khoẻ và có những người từ nỗi lo ấy mà hình thành nên sự sợ hãi, không còn tự tin vào bản thân mình nữa, nỗi sợ hãi ấy ám ảnh con người suốt một thời gian dài. Vì vậy, có ý kiến rất hay cho rằng: “Vượt qua nỗi sợ hãi là tiền đề cho sự thành công”
Khi ta leo núi, ta trèo được lên đỉnh núi, đó gọi là vượt qua. Hay khi ta gặp phải một chuyện không hay trong cuộc sống, ta cũng lấy lại được tinh thần sau một khoảng thời gian u tối, đó chính là vượt qua. Vượt qua nỗi sợ hãi chính là đánh thắng nỗi sợ hãi ấy, tự tin làm những điều mình nghĩ, bước ra khỏi được chính bản thân mình. Cố gắng khắc phục được những trở ngại để tiếp tục thực hiện hoài bão và ước mơ của mình.
Nỗi sợ hãi chính là cảm xúc tâm lí tiêu cực của con người, khi họ không tin vào năng lực của bản thân, không dám tin vào những điều mình làm, thấy mình nhỏ bé và yếu đuối, thấy những gì mình có không thể làm được gì cho người khác. Sống rất tự ti và khép mình lại, không muốn tiếp xúc với ai, sợ bị phát hiện ra điểm yếu. Không bao giờ dám đưa ra quan điểm sống của mình sợ người khác chỉ trích, vì vậy luôn tạo một vỏ bọc thật vững chắc để không ai làm tổn hại đến mình. Theo một cách khác, sợ hãi chính là tạo một lớp bảo vệ chống lại tác nhân bên ngoài, tự mình nhận biết được nguy hiểm và cố gắng chạy trốn khỏi nó. Có nhiều người sinh ra đã luôn sợ, sợ ma, sợ những thứ có hình dạng xấu xí, nhìn ghê ghê, đó là phản xạ rất bình thường hình thành từ bản năng. Có người vì tác động từ công việc đời sống mà lúc nào cũng lo lắng quá mức thành sợ hãi. Luôn mệt mỏi trong những cái suy nghĩ tiêu cực.
Để vượt qua nỗi sợ hãi, trước hết chúng ta cần giữ được sự bình tĩnh, luôn giữ bản thân ở thế chủ động để đối mặt với những lo âu, từ đó tìm cách vượt qua và chiến thắng nỗi sợ. Cậu bé Dre Parker trong bộ phim “Karate Kid” là một trong những minh chứng tiêu biểu thể hiện rõ sự chiến thắng của lòng dám cảm. Năm 12 tuổi, Dre theo bố mẹ di chuyển từ thành phố Detroit, Mỹ sang Bắc Kinh, Trung Quốc để học tập, sinh sống. Tại miền đất mới, sự khác biệt về làn da, ngôn ngữ khiến cậu thường xuyên bị những học sinh khác bắt nạt. Ban đầu, cậu bé học võ chỉ để phòng thân và đánh bại những người bạn xấu, nhưng đến cuối cùng, cậu nhận ra ý nghĩa của điều mà cậu đang cố gắng thực hiện. Đó là việc cậu muốn chiến thắng những nỗi ám ảnh, lo sợ: “Con vẫn muốn lên thi đấu vì con còn sợ. Con không muốn ngày hôm nay kết thúc mà con vẫn còn nỗi sợ này. Dù thắng hay thua, con vẫn phải làm để con không còn sợ nữa …”. Câu nói đã thể hiện nghị lực phi thường, quyết tâm cao độ vượt qua những tổn thương trong quá khứ của một cậu bé 12 tuổi. Cậu bé đã lựa chọn đứng lên đối diện, đánh bại, chiến thắng thay vì gục ngã và bị nhấn chìm trong nỗi sợ mãi mãi. Bộ phim đã để lại bài học sâu sắc về việc biến nỗi sợ hãi của chính mình thành động lực để hành động thiết thực. Điều này cũng giống như việc chúng ta can đảm dấn thân, nhanh chóng nắm bắt lấy những cơ hội mà không hề đắn đo, do dự. Để làm được những điều này, chúng ta cần rèn luyện thái độ sống tích cực, lạc quan để xua tan những nỗi lo âu, muộn phiền giống như bức thông điệp ẩn chứa trong câu nói: “Hãy hướng về phía mặt trời. Bóng tối sẽ ngả về sau bạn”. Ngoài ra, trước khi thực hiện mọi kế hoạch, con người cần nghiêm túc suy nghĩ về những khó khăn, rủi ro tiêu cực có thể xảy ra để vạch ra phương hướng, cách thức vượt qua. Khi làm được điều này, đồng nghĩa với việc con người đã chiến thắng bản thân để đương đầu trước mọi gian nan, bởi “vượt qua nỗi sợ hãi chính là tiền đề của sự thành công”.
Như vậy, qua những gì đã phân tích, chúng ta có thể thấy được cuộc sống của con người luôn chứa đựng nhiều nỗi sợ. Để chiến thắng sự lo âu, sợ hãi, đồng thời đứng vững và đạt tới thành công bằng chính đôi chân của mình, con người cần rèn luyện bản lĩnh, nghị lực kiên cường, bền bỉ.
3.2. Bài văn mẫu số 2
Có lẽ bất kì ai trong chúng ta cũng đều có những nỗi sợ hãi. Chẳng hạn như có người sợ rắn, có người sợ ma, có người sợ trời sấm sét và có người cho rằng có lắm thứ trên đời này đáng sợ. Như tôi thì tôi sợ mỗi lần băng qua đường khi xe cộ đông nghẹt vì cảm tưởng như nó sắp tông mình tới nơi vậy. Nghe thật buồn cười nhỉ? Nỗi sợ hãi là một điều thường trực trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Vậy sự thật nỗi sợ hãi là gì, tại sao chúng ta không nên sợ hãi và làm thế nào để có thể vượt qua được những nỗi sợ hãi này.
Có lẽ không phải ai cũng biết, thật ra nỗi sợ hãi thường không có thật mà là sản phẩm do chính tâm trí chúng ta sáng tạo ra. Có người chưa bao giờ nhìn thấy ma nhưng nghe đến ma thì rất sợ, cũng có người chưa từng bị rắn cắn lần nào nhưng lại rất sợ rắn. Cũng có khi nỗi sợ hãi ấy đến từ một việc trong tương lai và chưa hề xảy đến. Giả sử nếu ngày mai có một việc quan trọng nào đó đối với chúng ta như thi cuối kì hay chuẩn bị đi xa một chuyến chẳng hạn… thì nhiều người thường tưởng tượng ra đủ mọi thứ tình huống không hay và tự khiến mình lo lắng: không biết mình có ngủ quên hay không, không biết mình có bị trễ giờ thi hay không, không biết có bị tắc đường hay không, nhỡ đâu đi trên đường xảy ra tai nạn thì sao… Hay như khi đứng trước một đám đông không biết có bạn nào cảm thấy rối rắm với nhiều câu hỏi quẩn quanh trong đầu như ôi, không biết mình chuẩn bị như thế đã tốt hay chưa, không biết mọi người có thích những điều mình nói hay không,…Nhưng dù thế nào đi chăng nữa, suy cho cùng những nỗi sợ hãi ấy chẳng qua chỉ là do chúng ta tự tưởng tượng ra mà thôi, vốn dĩ nó không hề tồn tại vì đơn giản nó chưa hề xảy ra. Nên có lẽ chúng ta thật thiếu khôn ngoan khi đi lo sợ một điều không biết là có xảy ra hay không. Phải không các bạn?
Quả thật chính trong đời sống của con người thì nỗi sợ hãi chắc chắn rằng ai ai cũng có, cản trở ta hành động, nỗi sợ ấy khiến con người thiếu tự tin, quyết đoán dẫn tới lối sống được chăng hay chớ, hèn nhát. Trước khi bạn làm một việc gì đó mà nỗi sợ hãi bủa vây bạn như thế thì sao bạn có dũng khí để tiếp tục theo đuổi cũng như bước tiếp được cơ chứ? Con người sẽ không là được gì nếu như không có mục đích, không làm được gì cao cả nếu như mực đích của họ quá tầm thường. Thực tế thì ai cũng muốn làm cho mình có được sự thành công lớn, một thành công vẻ vang. Song khi đã đặt ra thành công lớn thì các yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm lại càng cao không phải ai cũng có thể làm được. Nhưng lại có rất nhiều người chưa thực hiện mà chỉ nhìn thấy khối lượng công việc đã tỏ ra sợ hãi mất niềm tin. Họ dường như nghĩ mình quá mạo hiểm và không dám dấn thân. Họ như đã bỏ cuộc ngay cả khi kế hoạch còn đang trong trứng nước.
Nếu như chúng ta cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi là khắc phục được nhược điểm, con người cũng sẽ có thêm sức mạnh khi ấy mới đảm bảo cho ta thành công được. Thành công chỉ đến khi chính ta phải tin vào bản thân, bình tĩnh tự tin. Sự tự tin tạo lên thành công đó là sự chuẩn bị thật kỹ càng về cả kiến thức, vốn sống. Một kế hoạch đã được toàn vẹn về mọi mặt thì chẳng có cớ gì mà nó lại không được thành công và vinh danh cả.
Nói về sự sợ hãi thì không chỉ trong công việc, học hành mà con người còn có rất nhiều nỗi sợ hãi khác nhau. Như sợ hãi sức mạnh siêu nhiên, thần thánh và ma quỷ, sợ hãi quyền lực thậm chí họ như lại sợ chính bản thân mình. Nguyên do đó chính là họ còn thiếu hụt về trình độ nhận thức, do thói quen cố hữu ngại thay đổi. Hay còn do tâm lý bầy đàn. Họ ngại phải đối mặt những vấn đề đúng nhưng phần đông mọi người lại không ai để ý cả. Họ ngại phải tiên phong bất cứ việc gì khi có một mình vì họ rất sợ những thế lực có địa vị cao sẽ chèn ép họ ngay cả việc làm của họ sai trái. Và đây cũng là một hiện tượng phổ biến trong xã hội bây giờ, khi cái thiện quá ít ỏi nên không dám đấu tranh để bênh vực lẽ phải. Sự sợ hãi luôn làm cho con người bị yếu mềm không dám sống thật với bản thân và cũng không dám chạm đến thành công của chính mình.
Muốn vượt qua nỗi sợ hãi con người cần có tri thức. Có ý thức đấu tranh chống lại bạo quyền. Phải biết tôn trọng cá nhân, làm một việc gì cũng phải suy nghĩ trước sau thì mới có thể thành công được. Hãy cố gắng để vượt qua sợ hãi, vượt qua chính mình thì thành công mới lớn mới vang dội.
—
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ