Hỏi Đáp

Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?

Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn? Nghị định và Thông tư đều là những văn bản quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhưng về giá trị pháp lý thì cái nào cao hơn. Hãy cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?

1. Nghị định là gì?

Nghị định là văn bản quy phạm pháp luật do Chính phủ ban hành. Chính phủ là cơ quan duy nhất được ban hành Nghị định thường để giải thích những văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn nó.

Nội dung trong Nghị định bao gồm những nội dung quy định tại điều 19 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015:

Chính phủ ban hành nghị định để quy định:

1. Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

2. Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên; nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.

3. Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Như vậy, Nghị định dùng để giải thích và thi hành những văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước; ban hành những văn bản quy định về những nội dung mới trong xã hội để nhằm điều chỉnh những quy phạm pháp luật đó trước khi có quy định của pháp luật ra đời.

Vậy nên Nghị định được coi là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý thấp hơn hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước nhưng cao hơn những văn bản pháp luật của cơ quan nhà nước từ cấp bộ trở xuống.

2. Thông tư là gì?

Thông tư là văn bản quy phạm pháp luật giải thích, hướng dẫn thực hiện những văn bản pháp lý do nhà nước ban hành thuộc phạm vi quản lý của một ngành nhất định.

Thông tư được ban hành bởi Chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Thông tư thường quy định về những vấn đề trong các văn bản pháp lý của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ và Thủ tướng chính phủ.

Vậy nên về giá trị pháp lý thì Thông tư sẽ cao hơn những văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước dưới cấp bộ. Để xác định giá trị pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật thì mời các bạn xem tiếp mục 3 dưới đây.

3. Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?

Căn cứ vào khoản 2 điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về giá trị pháp lý của văn bản quy phạm pháp luật:

2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.

Như vậy thì cách xác định giá trị pháp lý của một văn bản quy phạm pháp luật được ban hành sẽ căn cứ vào vị trí pháp lý của cơ quan nhà nước ban hành văn bản đó.

Theo điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định về hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là một trình tự sắp xếp từ cao xuống thấp cả các văn bản quy định pháp luật mà trong đó Hiến pháp là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất. Vậy nên theo thứ tự này thì Nghị định của Chính phủ được sắp xếp ở vị trí cao hơn Thông tư của Bộ và cơ quan ngang bộ.

Để trả lời cho câu hỏi trên thì Nghị định có giá trị pháp lý cao hơn Thông tư.

Trên đây là những phân tích của Trường Tiểu học Thủ Lệ về câu hỏi “Nghị định và Thông tư, cái nào có giá trị pháp lý cao hơn?”. Mời các bạn tham khảo thêm những bài viết hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật sau đây:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button