Hỏi Đáp

Mức phí thi hành án dân sự mới nhất năm 2023

Nâng cấp gói PRO để trải nghiệm KHÔNG quảng cáo, tải toàn bộ file cực nhanh chỉ từ 79.000đ
Mua ngay

Phí thi hành án là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định. Vậy mức phí thi hành án dân sự mới nhất năm 2023 là bao nhiêu? Ai là người phải nộp phí thi hành án? Quy định về thu phí thi hành án như thế nào? Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp nội dung này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Mức phí thi hành án dân sự mới nhất năm 2023

Contents

1. Mức thu phí thi hành án dân sự mới nhất năm 2023

Theo Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định mức thu phí thi hành án dân sự đối với từng trường hợp như sau:

1. Người được thi hành án nộp phí thi hành án theo các mức sau:

Số tiền, giá trị tài sản thực nhận

Mức phí thi hành án dân sự
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 5 tỷ đồng. Mức phí thi hành án dân sự là 3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận (tương đương 108 nghìn đồng – 150 triệu đồng)
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 5 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng Mức phí thi hành án dân sự là 150 triệu đồng cộng với 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 5 tỷ đồng (tương đương 250 triệu đồng – 290 triệu đồng)
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 7 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng Mức phí thi hành án dân sự là 190 triệu đồng cộng với 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 7 tỷ đồng. (tương đương 260 triệu đồng – 290 triệu đồng)
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng Mức phí thi hành án dân sự là 220 triệu đồng cộng 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10 tỷ đồng (tương đương 270 triệu đồng – 295 triệu đồng)
Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15 tỷ đồng Mức phí thi hành án dân sự là 245 triệu đồng cộng với 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15 tỷ đồng (tương đương trên 246,5 triệu đồng)

2. Với vụ việc chia tài sản chung trong hôn nhân, tài sản thừa kế, tức các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.

Ví dụ: Anh A và chị B được tòa xử lý hôn. Trong phần phân chia tài sản có tài sản chung là căn nhà trị giá 3 tỷ đồng. Chị B được nhận căn nhà trị giá 3 tỷ đồng và có nghĩa vụ thanh toán cho anh A số tiền đã thỏa thuận là 1 tỷ đồng. Trong trường hợp này, mức phí thi hành án dân sự mà hai bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người. Cụ thể:

Mức phí thi hành án anh A phải nộp là: 1.000.000.000 x 3% = 30.000.000 đồng

Mức phí thi hành án chị B phải nộp là: (3.000.000.000 – 1.000.000.000) x 3% = 60.000.000

3. Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận theo mức quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự quy định tại khoản 1 Điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư này (Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày)

Ví dụ: Ông A và bà B tranh chấp quyền sử dụng một phần lô đất có diện tích 350m2. Mảnh đất này và các tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sử dụng của bà B căn cứ theo giấy tờ quy định của nhà nước. Tuy nhiên, ông A đã xây dựng chuồng gia sức lấn sang phần đất của bà B và sử dụng phần đất bị lấn chiếm không có sự đồng ý của bà B. Cục thi hành án dân sự địa phương đã có văn bản yêu cầu ông A phải tháo dỡ phần diện tích chuồng gia súc lấn sang đất của bà B. Nhưng trong quá trình thi hành án hết thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, ông A vẫn không thực hiện quyết định của cơ quan thi hành án dù đã được các chấp hành viên nhắc nhở, đôn đốc nhiều lần. Đến khi cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện cưỡng chế, ông A đã tự tháo dỡ phần chuồng lấn chiếm và giao đất cho bà B, đền bù cho bà A số tiền 50.000.000 đồng.

Vậy ở trường hợp này, bà A là người được thi hành án phải nộp phí thi hành án là: 50.000.000 x 1/3 x 3% = 500.000 đồng.

5. Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự theo quy định tại khoản 1 điều này tính trên số tiền, tài sản thực nhận.

2. Ai phải nộp phí thi hành án dân sự?

Đối tượng nào phải có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự theo luật định?

Ai phải nộp phí thi hành án dân sự

Trường Tiểu học Thủ Lệ căn cứ Điều 2 Thông tư 216/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau:

Điều 2. Người nộp phí thi hành án dân sự

Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự theo quy định tại Thông tư này.

=> Như vậy, người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định dân sự của các cấp có thẩm quyền (tức là người được hưởng quyền, lợi ích từ bản án) phải có trách nhiệm nộp phí thi hành án dân sự theo quy định.

3. Trường hợp nào không phải nộp phí thi hành án dân sự?

3.1. Ai được xét miễn phí thi hành án dân sự?

Tại Khoản 1 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC quy định trường hợp được miễn phí thi hành dân sự gồm:

Điều 7. Miễn, giảm phí thi hành án dân sự

1. Người được thi hành án được miễn phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

a) Được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;

b) Thuộc diện neo đơn được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận; thuộc diện tàn tật hoặc ốm đau kéo dài có hồ sơ bệnh án được cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ cấp huyện trở lên xác nhận;

c) Người được thi hành án xác minh chính xác sau khi cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định về việc chưa có điều kiện thi hành án theo quy định tại khoản 1 Điều 44a Luật thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án.

3.2. Các trường hợp được giảm phí thi hành án dân sự

Trường hợp được giảm phí thi hành án dân sự quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư 216/2016/TT-BTC trong các trường hợp sau:

2. Người được thi hành án được giảm phí thi hành án dân sự trong trường hợp sau đây:

a) Giảm đến 80% phí thi hành án dân sự đối với người có khó khăn về kinh tế thuộc chuẩn hộ nghèo và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc xác nhận;

b) Giảm 30% phí thi hành án dân sự tương ứng với số tiền thực nhận từ việc xử lý tài sản của người phải thi hành án mà người được thi hành án xác minh chính xác khi yêu cầu thi hành án và cơ quan thi hành án dân sự xử lý được tài sản để thi hành án mà không phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại;

c) Giảm 20% phí thi hành án dân sự trong trường hợp quy định tại điểm b khoản này nếu phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cần huy động lực lượng, trừ trường hợp tài sản đã được xác định trong bản án, quyết định của Tòa án, Trọng tài thương mại.

3.3. Thủ tục xét miễn, giảm thi hành an dân sự

Để được miễn, giảm phí thi hành án dân sự, đương sự cần chuẩn bị hồ sơ gồm những giấy tờ sau:

  • Các tài liệu có liên quan chứng minh điều kiện miễn, giảm phí thi hành án dân sự tại mục 3.1 và 3.2 đã nên bên trên.

Hồ sơ đề nghị miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự được nộp cho tổ chức thu phí. Cơ quan thi hành án dân sự là tổ chức thu phí thi hành án dân sự theo Điều 3 Thông tư 216/2016/TT-BTC.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm xem xét, ra quyết định miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự theo quy định và thông báo bằng văn bản cho người phải nộp phí biết về việc họ không được miễn hoặc giảm phí thi hành án dân sự và nêu rõ lý do.

Việc xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thực hiện đối với từng quyết định thu phí thi hành án dân sự, trừ trường hợp người được xét miễn, giảm phí thi hành án dân sự thuộc trường hợp người được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng theo quy định của pháp Luật ưu đãi người có công với cách mạng.

Trên đây là giải đáp của Trường Tiểu học Thủ Lệ về Mức thu phí thi hành án dân sự mới nhất năm 2023. Người nộp phí thi hành án dân sự cần tìm hiểu kỹ các mức phí và trường hợp được miễn, giảm phí thi hành án dân sự để thực hiện quyền, trách nhiệm của mình theo luật thi hành án dân sự.

Mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ

Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button