Mức phạt hành vi sang nhượng khách mà không được sự đồng ý
Ngày nay, lương tâm của nhiều lái xe xuống cấp, vì đồng tiền mà các lái xe khách bất chấp, nhiều xe lúc đầu hứa sẽ đi đến điểm này điểm nọ, nhưng vì hám tiền mà khi đón được khách rồi lại nhượng cho xe khác để quay đầu về đón khách khác. Vậy hành vi này bị xử phạt ra sao, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết này của Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Bạn đang xem: Mức phạt hành vi sang nhượng khách mà không được sự đồng ý
Contents
1. Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe
Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 68 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về nghĩa vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau:
“Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
1.Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định.”
Bên cạnh đó theo quy định tại Khoản 2 Điều 24 Thông tư 63/2014/TT-BGTVT quy định về quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe như sau:
“Điều 24. Quyền hạn và trách nhiệm của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe
2.Thực hiện đúng Lệnh vận chuyển do doanh nghiệp, hợp tác xã cấp; đảm bảo an ninh, trật tự trên xe; đón, trả khách tại bến xe nơi đi, bến xe nơi đến, các điểm đón, trả khách và chạy đúng hành trình.”
2. Mức xử phạt hành vi sang nhượng khách dọc đường
Căn cứ Điểm b Khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
b) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;”
Đồng thời, đối với lỗi sang nhượng hành khách mà không được sự đồng ý của khách bạn còn bị áp dụng xử phạt bổ sung. Điều này được quy định tại Điểm a Khoản 8 Điều này
“8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 4 (trường hợp vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện); Điểm c, Điểm d, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm m Khoản 5; Khoản 6; Khoản 7 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;”
Như vậy, trong trường hợp bạn điều khiển xe khách thực hiện việc sang nhượng hành khách mà không được sự đồng ý của khách bạn sẽ bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời, với hành vi sang nhượng khách mà không được sự đồng ý của khách này, bạn còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
Căn cứ điểm a, khoản 4, Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông:
“4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;”
Như vậy, hành vi sang nhượng khách dọc đường mà không được hành khách đồng ý thì cả lái xe và nhân viên phục vụ trên xe đều bị xử phạt vi phạm hành chính. Cụ thể:
- Đối với người điều khiển xe: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đồng thời bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
- Đối với nhân viên phục vụ trên xe: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Trên đây là ý kiến tư vấn của Trường Tiểu học Thủ Lệ. Mời bạn tham khảo một số bài viết hữu ích khác như:
- Ném đá ô tô đang lưu thông trên đường có bị phạt?
- Mẫu đơn tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp