Hỏi Đáp

Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức

Mức lương khởi điểm công chức, viên chức là điều dược nhiều người quan tâm khi mong muốn công tác trong đơn vị sự nghiệp công lập nhà nước. Dưới đây là tổng hợp mức lương khởi điểm của công chức, viên chức mới nhất 2021, mời các bạn cùng theo dõi.

Bạn đang xem: Mức lương khởi điểm của công chức, viên chức

Năm 2020 dự kiến là năm cuối cùng áp dụng cách tính lương của cán bộ, công chức theo mức lương cơ sở và hệ số. Chính vì vậy bảng lương công chức 2021 là điều được rất nhiều bạn đọc quan tâm để xem các thay đổi về chính sách tiền lương so với các chế độ cũ. Tới đây dự kiến sẽ có 5 Nghị định mới về tiền lương, 5 Bảng lương mới. Tuy nhiên hệ số lương hiện tại vẫn được tính theo các quy định cũ, các bạn có thể tham khảo trong nội dung sau đây.

Contents

1. Công thức tính lương công chức, viên chức năm 2021

Theo Nghị định 204, mức lương của cán bộ, công chức và viên chức đều được tính theo công thức:

Mức lương = Lương cơ sở x Hệ số lương

Trong khi đó, mức lương cơ sở năm 2021 như sau:

Ngày 12/11/2020, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2021; trong đó nêu rõ nêu rõ trong năm 2021 chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở.

Vì chưa thực hiện điều chỉnh lương cơ sở năm 2021 nên theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang thì mức lương cơ sở năm 2021 là 1.490.000 đồng/tháng.

Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

– Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật sau đây:

– Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

– Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

Mỗi ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức được xếp lương với các bậc khác nhau. Khi trúng tuyển, công chức, viên chức sẽ có lương khởi điểm được xếp ở bậc 1.

Chưa tăng lương cơ sở năm 2021: Nhiều đối tượng chịu tác động

Việc giữ nguyên mức lương cơ sở như năm 2020 khiến cho nhiều khoản thu của NLĐ không tăng theo dự kiến như tiền lương theo hệ số lương của cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; tiền thai sản 01 lần của lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh con, NLĐ nhận nuôi con nuôi…

Tuy nhiên vẫn có một số đối tượng được hưởng lợi như NLĐ tự do, thu nhập không chịu tác động trực tiếp của lương cơ sở, đóng BHYT theo diện hộ gia đình, mức đóng năm 2021 không phải tăng như dự kiến mà vẫn được giữ nguyên quyền lợi…

2. Mức lương khởi điểm của công chức năm 2021

Như đề cập ở trên, công chức có lương khởi điểm ở bậc 1. Do đó, tương ứng với mức lương cơ sở, mức lương khởi điểm của một số ngạch công chức năm 2020 như sau:

– Kế toán viên sơ cấp (ngạch C3): Hệ số lương bậc 1 là 1,35

+ Mức lương khởi điểm từ 1/1/2021: 1,49 triệu đồng đồng x 1,35 = 2,0115 triệu đồng/tháng

– Chuyên viên, thanh tra viên (ngạch A1): Hệ số lương bậc 1 là 2,34

+ Mức lương khởi điểm từ 1/1/2021: 1,49 triệu đồng x 2,34 = 3,486 triệu đồng/tháng.

– Nhân viên hải quan (ngạch C1): Hệ số lương 1,65

+ Mức lương khởi điểm từ 1/1/2021: 1,49 triệu đồng x 1,65 = 2,293 triệu đồng/tháng

3. Mức lương khởi điểm của viên chức năm 2021

Tương tự như công chức, các chức danh nghề nghiệp viên chức được xếp 12 bậc lương. Trong đó, mức lương khởi điểm ở mức lương ở bậc 1. Cụ thể ở một số chức danh như sau:

– Giáo viên mầm non, Y sĩ (loại B): Hệ số lương 1,86

+ Mức lương khởi điểm từ 1/1/2021: 1,49 triệu đồng x 1,86 = 2,7714 triệu đồng/tháng

– Giáo viên trung học, Kỹ sư (loại A1): Hệ số lương 2,34

+ Mức lương khởi điểm từ 1/1/2021: 1,49 triệu đồng x 2,34 = 3,486 triệu đồng/tháng.

Xem thêm

Cách xếp lương giáo viên theo chức danh, trình độ đào tạo

Danh mục mã ngạch lương công chức viên chức mới nhất

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button