Hỏi Đáp

Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi?

Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi? Áp dụng pháp luật là một trong bốn hình thức thực hiện pháp luật hiện nay. Vậy mục đích của áp dụng pháp luật là gì? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể nhé.

Bạn đang xem: Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi?

1. Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi?

Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi, phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân trong một quan hệ xã hội cụ thể.

Nghĩa là khi cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật vào một quan hệ xã hội cá biệt thì sẽ điều chỉnh lại quan hệ xã hội đó theo đúng quy định pháp luật và từ đó đã thay đổi, chấm dứt hoặc phát sinh nên quyền và nghĩa vụ của các bên.

2. Áp dụng pháp luật là gì?

Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi?

Áp dụng pháp luật là hoạt động thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào một quan hệ, đối tượng cụ thể.

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật nhưng khác với sử dụng pháp luật, thi hành pháp luật, tuân thủ pháp luật là ở đối tượng thực hiện. Chỉ riêng áp dụng pháp luật là cơ quan có thẩm quyền thực hiện còn các hình thức khác là do công dân thực hiện.

Vì thế khi cơ quan đã áp dụng pháp luật thì được coi là một yêu cầu pháp lý mà bất kỳ công dân nào cũng phải thực hiện.

3. Mục đích của áp dụng pháp luật

Mục đích của áp dụng pháp luật có thể hiểu là nhằm điều chỉnh lại một quan hệ xã hội cụ thể theo đúng khuôn khổ pháp luật. Khi đó những cá nhân, tổ chức trong quan hệ bị điều chỉnh sẽ phải tuân theo quyết định điều chỉnh và thực hiện các quyền, nghĩa vụ liên quan.

Như vậy có thể thấy áp dụng pháp luật chỉ điều chỉnh khi trong xã hội bị mất công bằng giữa công dân. Sự mất công bằng này khiến cho xã hội bị hỗn loại vì thế áp dụng pháp luật sẽ điều chỉnh lại chúng bằng các chế tài.

Để hiểu chi tiết hơn mời bạn đọc tham khảo ví dụ cụ thể dưới đây.

4. Ví dụ về áp dụng pháp luật

Ví dụ 1: Anh T có hành vi đánh chị R và gây ra tổn thương, Hành vi của anh T đã vi phạm đến quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ về tính mạnh, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm. Vì thế cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào mức độ vi phạm tương ứng mà áp dụng pháp luật điều xử phạt anh T. Khi pháp luật được áp dụng thì anh T bị xử phạt hành chính nộp cho cơ quan và phải bồi thường các chi phí sức khoẻ cho chị R.

Có thể thấy rằng anh T đã bị áp dụng pháp luật và đã phát sinh nghĩa vụ tài chính với chị R, cùng với đó là chấm dứt hành vi vi phạm.

Ví dụ 2: Chị Q có mong muốn nhận con nuôi và nhờ cơ quan hành chính giải quyết. Khi đó cơ quan hành chính xem xét chị Q đủ điều kiện để nuôi và chăm sóc con nên đã làm thủ tục cho chị Q nhận con nuôi. Kể từ đó người con nuôi đã được coi là một thành viên trong gia đình chị Q và chị có trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng.

Trong trường hợp này thì chị Q đã được cơ quan nhà nước áp dụng pháp luật theo yêu cầu từ đó thì đã phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa chị Q với người con nuôi và ngược lại.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Một trong những mục đích của việc áp dụng pháp luật là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra quyết định nhằm chấm dứt hoặc thay đổi? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.

    Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button