Hỏi Đáp

Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì?

Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì? Nhà nước và pháp luật là hai khái niệm quen thuộc với chúng ta. Nhưng hai phạm trù này có mối liên hệ gì với nhau. Mối liên hệ này thể hiện như thế nào? Cùng hoatieu.vn tìm hiểu cụ thể trong bài viết dưới đây nhé.

Bạn đang xem: Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì?

1. Nhà nước là gì?

Nhà nước là tổ chức đặc biệt có quyền lực chính trị, một bộ máy được tạo lập để làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện các chức năng quản lý nhằm duy trì trật tự xã hội, bảo vệ địa vị của giai cấp trong một xã hội có giai cấp.

2. Pháp luật là gì?

Pháp luật là hệ thống những quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận để đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước, pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội.

Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì?
Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì?

3. Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì?

Pháp luật và nhà nước có mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau. Cụ thể:

  • Sự thống nhất giữa nhà nước và pháp luật:

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội luôn gắn liền với nhau. Nhà nước ra đời thì cũng làm xuất hiện pháp luật. Để nhà nước được ra đời thì phải trải qua thời gian đấu tranh giữa các giai cấp, khi xã hội có những điều kiện về giai cấp và mâu thuẫn giai cấp thì nhà nước và pháp luật với tồn tại. Vì thế có thể thấy nhà nước và pháp luật có sự liên kết, thống nhất với nhau.

  • Pháp luật và nhà nước có sự phân biệt với nhau:

Nhà nước là tổ chức có quyền lực công, đại diện cho sức mạnh càm pháp luật đại diện cho ý chí. Nhà nước chính là bộ máy nhà nước, còn pháp luật là quy tắc sử xự chung của con người.

  • Pháp luật và nhà nước có mối quan hệ tác động qua lại với nhau:

Nhà nước là cơ quan cơ quan thực hiện ban hành, thay đổi, huỷ bỏ, hoàn thiện với pháp luật, nhà nước có chức năng bảo vệ pháp luật, đưa pháp luật đưa vào đời sống của nhân dân. Còn pháp luật chính là sản phẩm trí tuệ của nhà nước. Pháp luật khi ban hành đóng vai trò để điều chỉnh hoạt động của nhà nước và quan hệ xã hội.

Pháp luật được nhà nước sử dụng để kiểm soát mọi hoạt động của nhà nước, nhà nước thông qua pháp luật sẽ thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ, chính sách đối nội, đối ngoại, chế độ chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,…

Như vậy có thế thấy pháp luật và nhà nước có mối liên hệ gắn kết, pháp luật ra đời để củng cố mọi hoạt động của nhà nước, còn nhà nước chính là nơi đặt ra pháp luật.

Để bạn đọc dễ hiểu hơn thì chúng ta có thể thấy rằng Hiến pháp chính là văn bản pháp lý được cơ quan nhà nước ban hành, cụ thể là Quốc Hội, nhưng trong Hiến pháp quy định về chế độ nhà nước, về những cơ quan trong bộ máy nhà nước và một số vấn đề liên quan đến đất nước và con người.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Mối quan hệ giữa Pháp luật và Nhà nước là gì? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Là gì? liên quan.

    Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button