Lương cơ sở là gì? Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
Mức lương cơ sở là gì? Những đối tượng nào áp dụng lương cơ sở? Sự khác nhau giữa lương cơ sở và lương tối thiểu như thế nào? Đây là những câu hỏi nhiều người quan tâm. Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ giải đáp thông qua bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Lương cơ sở là gì? Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
Contents
I. Lương cơ sở
1. Định nghĩa mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và chế độ được hưởng theo mức lương này (mức lương cơ sở còn được hiểu là mức lương thấp nhất).
2. Bản chất của mức lương cơ sở
Mức lương cơ sở đây là mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…Đồng thời,đây cũng là mức lương làm cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp.Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở
3. Nguyên tắc áp dụng mức lương cơ sở
Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang…Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. Mức đóng bảo hiểm cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở
4. Đối tượng áp dụng mức lương cơ sở
Cán bộ công chức từ Trung Ương đến Cấp Xã;– Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Lưu ý: Một số trường hợp, người làm việc vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng mức lương theo chế độ lương tối thiểu vùng:
– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
– Người làm việc chỉ tiêu biên chế được NSNN cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù.
– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn, công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.
5. Chu kỳ thay đổi mức lương cơ sở
Không có chu kỳ thay đổi nhất định.Bởi mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng NSNN, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước.
Tham khảo: Bảng lương cơ sở năm 2020
II. Mức lương tối thiểu vùng
Căn cứ theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng thì:
1. Định nghĩa về mức lương tối thiểu vùng
Đây là mức lương thấp nhất làm cơ sở để Doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện bình thường, bảo đảm đủ giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải đảm bảo:
+ Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo công việc đơn giản nhất;
+ Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề
2. Bản chất của mức lương tối thiểu vùng
Mức lương tối thiểu vùng là Mức lương cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.Mức đóng bảo hiểm thấp nhấp bằng mức lương tối thiểu
3. Nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó.
- Nếu DN có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó.
- Nếu DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, DN hoạt động trên địa bàn mới thành lập từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
- Nếu DN hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới.
4. Đối tượng áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động.
5. Chu kỳ thay đổi mức lương tối thiểu vùng
Thông thường là 01 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi 1 lần.Tuy nhiên, hiện nay chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này của mức lương tối thiểu vùng
III. Các mức lương hiện nay
1. Mức lương tối thiểu vùng
Theo điều 3 của Nghị định 90/2019/NĐ-CP thì mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được áp dụng từ ngày 01/01/2020 như sau:
Vùng | Mức Lương Tối Thiểu Vùng Năm 2020 |
Vùng I | 4.420.000 đồng/tháng |
Vùng II | 3.920.000 đồng/tháng |
Vùng III | 3.430.000 đồng/tháng |
Vùng IV | 3.070.000 đồng/tháng |
2. Mức lương cơ sở
Chiều 19.6.2020, tại phiên bế mạc, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết kỳ họp 9, quyết định chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1.7.2020.
“Căn cứ tình hình thực tế, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở”, Nghị quyết của Quốc hội nêu.
Giải trình về nội dung này, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, quá trình thảo luận, một số ý kiến đề nghị việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1.7.2020 chỉ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang; thực hiện điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng kể từ 1.7.2020 theo lộ trình.
Có ý kiến đề nghị quy định rõ thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1.1.2021. Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc điều chỉnh lương hưu đối với người nghỉ hưu trước 1.1.1995 và người hưởng trợ cấp.
Có ý kiến đề nghị, căn cứ tình hình thực tế, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở vào ngày 31.12.2020 hoặc trước ngày 1.1.2021.
Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, để khắc phục tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đến cân đối ngân sách nhà nước, việc chưa điều chỉnh mức lương cơ sở từ ngày 1.7.2020 là cần thiết, thể hiện sự đồng lòng cùng chia sẻ khó khăn với nhà nước.
Sau khi cân nhắc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép chưa thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và lương hưu từ ngày 1.7.2020. Đồng thời, giao Chính phủ, căn cứ tình hình thực tế để chủ động báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời điểm điều chỉnh mức lương cơ sở.
Do vậy mức lương cơ sở hiện nay vẫn giữ nguyên là 1.490.000 đồng/tháng.
3. Dự thảo lương cơ sở mới
Theo đó, dự thảo Nghị định quy định: Điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.490.000 đồng/tháng lên 1.600.000 đồng/tháng (tăng thêm 7,38%).
Đồng thời dự thảo cũng quy định về kinh phí thực hiện đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trước đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 01/01/2020.
IV. Phân biệt lương cơ sở và lương tối thiểu
Tiêu chí | Mức lương tối thiểu vùng | Mức lương cơ sở |
Định nghĩa | Là mức lương thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp (DN) và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó, mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm: + Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất. + Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề. | Là mức lương dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác, tính các mức hoạt động phí, tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương này. |
Bản chất | Mức lương làm cơ sở để người lao động và doanh nghiệp thỏa thuận với nhau, đồng thời, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Đồng thời, mức lương này còn là cơ sở để đóng và hưởng các khoản BHXH, BHYT, BHTN của người lao động. | Mức lương làm căn cứ tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang… Đồng thời, mức lương này là cơ sở để tính thang lương, bảng lương và các khoản phụ cấp. |
Nguyên tắc áp dụng | – DN hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn đó. – Nếu DN có nhiều chi nhánh, đơn vị trực thuộc thì chi nhánh, đơn vị trực thuộc áp dụng mức lương tối thiểu tại vùng đó. – Nếu DN trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nằm trên các địa bàn khác nhau, DN hoạt động trên địa bàn thành lập mới từ 01 hay nhiều địa bàn thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng cao nhất. – Nếu DN hoạt động trên địa bàn thay đổi tên hay chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tại địa bàn trước khi thay đổi đến khi có quy định mới. | Dựa vào mức lương cơ sở và hệ số lương của các cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang để tính lương cho các đối tượng này. |
Đối tượng áp dụng | – DN thành lập, hoạt động theo Luật DN. – Hợp tác xã,liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác của Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. – Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác) | – Các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước… |
Đối tượng được áp dụng | Người lao động làm việc trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xãm tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động. | – Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã. – Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. – Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị xã hội. Lưu ý: một số trường hợp, người làm việc vẫn có thể thỏa thuận để được hưởng mức lương theo chế độ lương tối thiểu vùng. – Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập . – Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế được ngân sách nhà nước cấp kinh phí trong các hội có tính chất đặc thù. – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ nghĩa vụ và công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam. – Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn; công nhân, nhân viên công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân. – Người làm việc trong tổ chức cơ yếu. – Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố. |
Chu kỳ thay đổi | Thông thường, 01 năm, mức lương tối thiểu vùng thay đổi một lần. Tuy nhiên, hiện chưa có văn bản nào quy định cụ thể về chu kỳ thay đổi này. | Không có chu kỳ thay đổi nhất định. Bởi vì mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước. |
Căn cứ pháp lý hiện nay | Nghị định 103/2014/NĐ-CP. | Nghị định 66/2013/NĐ-CP. |
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Lao động – tiền lương của phần Hỏi đáp pháp luật.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp