Hỏi Đáp

Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta

Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta. Thực tiễn việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta

Bạn đang xem: Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta

Contents

1. Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta

Hiện nay nước ta đang chủ trương xây dựng bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hiệu quả theo tư tưởng Hồ Chí Minh.

Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước là một chủ trương lớn, quan trọng, được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng, nhất là Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về “Tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức”

Hiện nay, những mục tiêu, quan điểm quan trọng về cải cách bộ máy hành chính được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm triển khai. Hệ thống tổ chức của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị – xã hội đã được đổi mới; chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của từng tổ chức đã được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn. Nhiều địa phương đã ráo riết thực hiện, với sự thống nhất và đồng thuận cao, theo lộ trình từng bước, nhằm xây dựng tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh, gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước. Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng..

Tổng hợp sơ bộ đến ngày 31/10/2018, các cơ quan Trung ương đã giảm 7 tổng cục; 202 vụ, cục; hơn 14.800 đơn vị cấp phòng. Qua đó, giảm 11 lãnh đạo tổng cục; gần 180 lãnh đạo cấp vụ, cục; gần 900 lãnh đạo cấp phòng và giảm hơn 900 biên chế.

Ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, việc tinh gọn bộ máy đã giảm 65 tổ chức cấp sở; 5.120 đầu mối cấp phòng; hơn 170 lãnh đạo cấp sở; khoảng 8.350 lãnh đạo cấp phòng và hơn 59.700 biên chế. Việc triển khai kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo quản lý và hợp nhất một số mô hình tổ chức bộ máy cũng đạt kết quả đáng kể. Có gần 600 đơn vị cấp huyện (trên tổng số 713 đơn vị cấp huyện) thực hiện thí điểm Trưởng ban Ban Tuyên giáo đồng thời là Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị. Tám địa phương sáp nhập Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện với các ban tham mưu cấp ủy hoặc với các cơ quan khác, giúp giảm gần 600 lãnh đạo cấp phòng, hơn 130 biên chế.

Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta

Cả nước có gần 250 quận, huyện thực hiện thí điểm Trưởng ban Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, đã giảm khoảng 220 lãnh đạo cấp phòng và gần 70 biên chế. Có 13 tỉnh, Trưởng ban Ban Dân vận đồng thời là Chủ tịch ủy ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, giúp giảm 13 lãnh đạo ban, sở, ngành cấp tỉnh.

Ngoài ra, gần một nửa trong hơn 700 đơn vị cấp huyện đã thí điểm Trưỏng ban Ban Tổ chức đồng thời là Trưởng phòng Phòng Nội vụ, giảm 36 lãnh đạo cấp phòng và 11 biên chế; 23 quận, huyện của 13 tỉnh, thành phố đã có Chủ nhiệm ủy ban Kiểm tra đồng thời là Chánh Thanh tra, giảm 23 lãnh đạo cấp phòng và 9 biên chế.

Theo báo cáo tình hình thực hiện công tác cải cách hành chính năm 2018 của Bộ Nội vụ, nhiều bộ, ngành, địa phương đã thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy(3). Cụ thể, trong năm 2018, Bộ Công an đã sắp xếp, bỏ 6 tổng cục, giảm gần 60 đơn vị cấp cục và gần 300 đơn vị cấp phòng; sáp nhập 20 Sở Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy vào Công an tỉnh, thành phố; đồng thời, giảm hơn 500 đơn vị cấp phòng thuộc Công an tỉnh, gần 1.000 đơn vị cấp đội thuộc Công an huyện. Bộ Tài chính giải thể 43 phòng giao dịch của Kho bạc Nhà nước cấp tỉnh, tạo điều kiện cho việc sắp xếp, tinh gọn đầu mối quản lý và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Kho bạc Nhà nước trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch sắp xếp, sáp nhập các chi cục thuế cấp huyện thành các chi cục thuế khu vực thuộc cục thuế cấp tỉnh. Đến nay, 6 địa phương đã thí điểm hợp nhất chi cục thuế cấp huyện thành chi cục thuế khu vực, giúp cắt giảm 18 chi cục thuế và 110 đội thuế. Tổng cục Hải quan đã cắt giảm được 239 đội, tổ thuộc các chi cục hải quan và đơn vị tương đương.

Tại tỉnh Long An, sau khi sắp xếp đã giảm 95 đầu mối tổ chức trực thuộc các sở, ngành, huyện; giảm 84 lãnh đạo, quản lý (49 cấp trưởng và 35 cấp phó); giảm 192 đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập trên toàn tỉnh và giảm 175 lãnh đạo, quản lý tại các đơn vị này (128 cấp trưởng và 47 cấp phó).

Tỉnh Kiên Giang đã giảm 19 phòng chuyên môn thuộc 8 sở và tương đương; giải thể 11 phòng dân tộc và 13 phòng y tế thuộc ủy ban nhân dân cấp huyện; cắt giảm 48 đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh.

Tỉnh Bắc Ninh giảm được 29 cơ quan, đơn vị, 38 lãnh đạo và 197 biên chế, trong đó, giải thể Sở Ngoại vụ và chuyển nhiệm vụ ngoại vụ về Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh; sáp nhập sáp nhập 7 bệnh viện đa khoa, 8 trung tâm y tế và 8 trung tâm dân số – kế hoạch hóa gia đình thành 8 trung tâm y tế cấp huyện đa chức năng.

Tỉnh Lào Cai đã hợp nhất sở Giao thông vận tải với Sở Xây dựng thành Sở Giao thông vận tải – Xây dựng. Tỉnh Hà Giang hợp nhất Sở Nội vụ với Ban Tổ chức Tỉnh ủy thành Ban Tổ chức – Nội vụ; hợp nhất Thanh tra tỉnh với ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy thành cơ quan Kiểm tra – Thanh tra tỉnh. Một số địa phương đã hợp nhất Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch với Sở Thông tin và Truyền thông, như tỉnh Bạc Liêu, Quảng Trị…

2. Những tồn tại trong quá trình tinh gọn bộ máy nhà nước

Thứ nhất, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của một số cơ quan, tổ chức chưa thật rõ, còn chồng chéo, trùng lặp. Việc phân công, phân cấp, phân quyền giữa các ngành, các cấp và trong từng cơ quan, tổ chức chưa hợp lý, thiếu đồng bộ, còn tình trạng bao biện, làm thay hoặc bỏ sót nhiệm vụ.

Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chưa đạt kết quả cao.

Thứ ba, công tác quản lý nhân sự chưa chặt chẽ, tỉ lệ người phục vụ cao, số lãnh đạo cấp phó nhiều, việc bổ nhiệm cấp “hàm” ở một số cơ quan Trung ương chưa hợp lý. Số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước lớn, người hoạt động không chuyên trách cấp xã và thôn, tổ dân phố còn nhiều.

Thứ tư, trong công tác tổ chức bộ máy, năng lực quản lý, điều hành và hiệu lực, hiệu quả hoạt động của một số cơ quan nhà nước còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương thiếu chặt chẽ. Chưa phân định rõ tính đặc thù của chính quyền đô thị, nông thôn, hải đảo. Các đơn vị hành chính địa phương nhìn chung quy mô nhỏ, nhiều đơn vị cấp huyện, cấp xã chưa bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.

3. Thực trạng xây dựng chính quyền đô thị ở nước ta hiện nay

Quá trình đô thị hóa ở nước ta đang diễn ra với quy mô lớn và tốc độ nhanh, nên việc xây dựng chính quyền đô thị là đòi hỏi tất yếu

Những kết quả đạt được:

Việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn đặc thù của chính quyền đô thị có những điểm khác biệt với chính quyền nông thôn. Chính quyền ở thành phố thuộc tỉnh, thị xã ngoài việc quyết định các vấn đề của địa phương giống như đối với địa bàn nông thôn, còn tập trung quyết định các vấn đề quy hoạch phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng, quản lý và tổ chức đời sống dân cư đô thị… Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền ở cấp quận và phường được điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý thống nhất, liên thông trong khu vực nội thành, nội thị tại các đô thị.

Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, bộ máy của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân đã được sắp xếp, điều chỉnh theo các quy định của pháp luật và của chính quyền thành phố, phù hợp hơn với đặc điểm, tính chất của quản lý đô thị.

Phương thức hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân từng bước được đổi mới, hoàn thiện theo hướng bảo đảm tính thống nhất, thông suốt, nhanh nhạy trong hoạt động quản lý, điều hành của chính quyền đô thị.

Trình độ, năng lực, trách nhiệm, phong cách, thái độ của đội ngũ cán bộ, công chức của chính quyền đô thị đã có những tiến bộ đáng kể. Kết quả, chất lượng cung cấp dịch vụ công từng bước được cải thiện, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của các tổ chức và người dân.

Những tồn tại, hạn chế:

Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy chính quyền đô thị (cả của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân) chưa có những đổi mới, điều chỉnh cơ bản cho phù hợp với vai trò, chức năng của Nhà nước trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ở nhiều nơi vẫn còn trực tiếp can thiệp vào nhiều hoạt động của thị trường và người dân, còn ôm đồm, quyết định nhiều công việc không phải là của chính quyền, gây khó khăn, trở ngại cho hoạt động tự do kinh doanh của các chủ thể kinh tế, trong khi đó nhịp sống sôi động, khẩn trương ở các đô thị đòi hỏi các chủ thể kinh tế phải rất khẩn trương, năng động, chủ động, nhanh nhạy trong công việc kinh doanh của mình

Tổ chức bộ máy chính quyền đô thị vẫn còn nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối dẫn đến phân tán quyền lực và nguồn lực, chưa bảo đảm nguyên tắc tập trung, thống nhất

Cơ chế vận hành bộ máy hành chính đô thị chưa thống nhất, thông suốt, nhanh nhạy, chưa bảo đảm tính hệ thống và tập trung mà còn bị cắt khúc thành từng đoạn, theo từng cấp hành chính trong nội bộ đô thị

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã Liên hệ thực tiễn hiện nay về việc xây dựng bộ máy chính quyền của nước ta. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết có liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Thủ tục đổi số CCCD với ngân hàng
  • Thủ tục thay đổi số CCCD trên sổ BHXH
  • Đi làm Căn cước công dân mặc áo gì?
  • Chụp ảnh căn cước công dân (CCCD) có được để mái không?
  • Nhuộm tóc, trang điểm đậm, để tóc mái khi làm căn cước công dân được không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button