Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Kết Nối Tri Thức

Lịch sử và Địa lí 6 Bài 12: Sự HT và bước đầu PT của các vương quốc PK ở ĐNA từ TK VII – TK X – Kết nối tri thức

Bạn đang xem: Lịch sử và Địa lí 6 Bài 12: Sự HT và bước đầu PT của các vương quốc PK ở ĐNA từ TK VII – TK X – Kết nối tri thức

Tài liệu Bài 12: Sự hình thành và bước đầu PT của các vương quốc PK ở ĐNA từ TK VII đến TK X được Trường Tiểu học Thủ Lệ biên tập và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh lớp 6 với các hoạt động học tập và tổng kết kiến thức cần nhớ, giúp các em học sinh tìm hiểu kiến thức. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em. Chúc các em có kết quả học tập tốt.

1.1. Sự hình thành các vương quốc phong kiến

Do vị trí địa Ií nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền glữa Ấn Độ Dương với Thái Bình Dương:

– Nằm ở đông nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, cầu nối giữa lục địa Á-Âu với Lục địa Úc.
– ĐNÁ bao gồm hệ thống bán đảo, đảo, quần đảo xen giữa biển rất phức tạp.
– ĐNÁ có vị trí quan trọng, nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn, nơi các cường quốc cạnh tranh ảnh hưởng.
– Gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Lào, Campuchia, Singapo, Thái Lan, Mianma, Malaysia, Indonexia, Philippin, Brunay, Đông timo.

=> Đông Nam Á vẫn được coi là cầu nối giữa Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải.

1.2. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

+ Trên nền tảng của các quốc gia sơ kì, kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á vẫn tiếp tục phát triển.

+ Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay)….

+ Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.

+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.

2.1. Câu hỏi mở đầu

Trong quá trình phát triển các quốc gia sơ kì Đông Nam Á đã dần tạo lập được những cơ sở dẫn đến sự ra đời của các vương quốc phong kiến đầu tiên. Những nền tảng kinh tế đã được tạo dựng vững chắc như thế nào để tạo ra bước phát triển mới cho Đông Nam Á giai đoạn thịnh vượng sau này?

Hướng dẫn giải:

Liên hệ nội dung kiến thức bài học và kiến thức thực tiễn.

Lời giải chi tiết:

Sự phát triển về kinh tế của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII – X

– Các vương quốc nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở hạ lưu sông Chao Phray-a (Thái Lan)l lưu vực sông I-ra-oa-đi… lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính.

– Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển, như: Sri Vi-giay-a; Ca-lin-ga; Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay).

– Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì vậy, trong các thế kỉ VII – X, ở các vương quốc cũng đã xuất hiện một số thương cảng sầm uất, như: Đại Chiêm (Chăm-pa); Pa-lem-bang (Sri Vi-giay-a)… Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hóa giữa các châu lục.

Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực: Giúp trao đổi hàng hóa, đa dạng các sản phẩm, giao lưu thương mại đồng thời phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất, tiêu dùng; giao thông vận tải phát triển, đời sống vật chất và tinh thần nâng cao và mở rộng. Tất cá những điều đó đã tạo nền tảng kinh tế cho sự ra đời của các quốc gia Đông Nam Á.

2.2. Sự hình thành các vương quốc phong kiến

Quan sát lược đồ hình 1 (tr 52) và thông tin trong bài học, em hãy nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Hướng dẫn giải:

– Quan sát lược đồ, kết hợp nghiên cứu thông tin trong bài học nêu tên và xác định nơi hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

Lời giải chi tiết:

Tên một số quốc gia phong kiến

ở Đông Nam Á

Nơi hình thành

– Vương quốc Pa-gan của người Miến

– Vương quốc Sri Kse-tra của người Môn

Lưu vực sông I-ra-oa-đi.

– Vương quốc Đva-ra-va-ti của người Môn

– Vương quốc Chân Lạp của người Khơ-me

Lưu vực sông Mê Nam

– Vương quốc Sri Vi-giay-a của người Mã Lai

Đảo Xu-ma-tra

– Vương quốc Ca-lin-ga của người In-đô-nê-xi-a

Đảo Gia-va

– Vương quốc Chăm-pa

Khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ ở Việt Nam

2.3. Hoạt động kinh tế ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X

Câu 1

Khai thác các tư liệu trên và cho biết thương nhân nước ngoài bị hấp dẫn bởi những sản vật nào của vương quốc Sri Vi-giay-a và Ma-ta-ram?

Hướng dẫn giải:

– Nghiên cứu nội dung thông tin SGK và tài liệu tham khảo.

Lời giải chi tiết:

– Những sản vật của vương quốc Sri Vi-giay-a có sức hấp dẫn đối với các thương nhân nước ngoài là: tinh dầu thơm; cây thuốc; long não, trầm hương, đinh hương, đàn hương, đậu khấu, sa nhân…

–  Những sản vật của vương quốc Ma-ta-ram có sức hấp dẫn đối với các thương nhân nước ngoài là: đồi mồi, vàng bạc, sừng tê và ngà voi…

Câu 2

Hãy trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Hướng dẫn giải:

– Nghiên cứu thông tin mục 2 trình bày hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X.

Lời giải chi tiết:

Hoạt động kinh tế chính của các vương quốc phong kiến Đông Nam Á từ thế kỉ VII đến thế kỉ X:

+ Các vương quốc lấy nông nghiệp làm ngành kinh tế chính, chủ yếu nằm ở vùng lục địa (như Chăm-pa, Chân Lạp), ở lưu Vực sông Chao Phray-a (Thái Lan), lưu vực sông l-ra-oa-di (Mi-an-ma ngày nay)….

+ Một số quốc gia chủ yếu dựa vào hoạt động thương mại biển như Sri Vi-giay-a, Ca-lin-ga, Ma-ta-ram (In-đô-nê-xi-a ngày nay). Với nguồn sản vật phong phú, đặc biệt là gia vị, các vương quốc này góp nhiều mặt hàng chủ lực trên những tuyến buôn bán đường biển kết nối Á – Âu, mà sau này gọi là Con đường Gia vị.

+ Quá trình giao lưu thương mại với nước ngoài đã thúc đẩy sự phát triển của các vương quốc trong khu vực. Vì thế trong thời kỳ này, ở các vương quốc cũng xuất hiện một số thương cảng sầm uất như Đại Chiêm (Chăm-pa), Pa-lem-bang (Sri Vigiay-a),.. Những thương cảng này đã trở thành điểm kết nối kinh tế, văn hoá giữa các châu lục.

 Luyện tập

Sau bài học này, các em có thể đạt được những yêu cầu sau:

+ Nêu được sự hình thành và phát triển ban đầu của các vương quốc phong kiến ở Đông Nam Á (từ thế kỉ VII đến thể kỉ X)
+ Phân tích được tác động chính cảu quá trình giao lưu thương mại ở các vương quốc phong kiến Đông Nam Á đến thế kỉ X.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Các vương Quốc phong kiến ở Đông Nam Á tiếp giáp với châu đại dương nào?

    • A.
      Thái Bình Dương
    • B.
      Ấn Độ Dương
    • C.
      Đại Tây Dương
    • D.
      Cả A và B đúng
  • Câu 2:

    Các quốc gia phong kiến ở Đông Nam Á tiếp giáp với lục địa nào sau đây?

    • A.
      Lục địa Á – Âu
    • B.
      Lục địa Úc
    • C.
      Cả A và B
    • D.
      Lục địa Phi
  • Câu 3:

    Quốc gia nào dưới đây không thuộc lãnh thổ khu vực Đông Nam Á?

    • A.
      Việt Nam
    • B.
      Trung Quốc
    • C.
      Thái Lan
    • D.
      Campuchia

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức Chương 4 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 phần Luyện tập và vận dụng trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 phần Luyện tập và vận dụng trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 phần Luyện tập và vận dụng trang 55 SGK Lịch sử và Địa lí 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1.1 trang 36 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 1.2 trang 36 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 1.3 trang 36 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 1.4 trang 36 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 1.5 trang 37 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 2 trang 37 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 3 trang 37 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 1 trang 37 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 2 trang 38 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Giải bài 3 trang 38 Sách bài tập Lịch sử 6 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 12: Sự hình thành và bước đầu PT của các vương quốc PK ở ĐNA từ TK VII đến TK X

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử và Địa Lí Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button