Giáo DụcLớp 9

Lịch sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

Bạn đang xem: Lịch sử 9 Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945

Pháp đầu hàng và câu kết ngày thêm chặt chẽ với Nhật ở Việt Nam. Đời sống nhân dân dưới hai tầng áp bức, bóc lột Nhật- Pháp vô cùng cực khổ và điêu đứng. Trong bối cảnh đó, ba cuộc nổi dậy đầu tiên ở Bắc Sơn, Nam Kì và Đô Lương bùng nổ, báo trước cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Bài 21: Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 sẽ giúp các em tìm hiểu rõ vấn đề này

1.1. Tình hình thế giới và Đông Dương 

1. Thế giới

  • 9/1939: Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ,đến tháng 6/1940, Đức chiếm Pháp.Ở Viễn Đông,Nhật tiến sát biên giới Việt – Trung

2. Đông Dương

  • Nhật xâm lược Đông Dương , Pháp đầu hàng Nhật.
  • Nhật biến Đông Dương thành thuộc địa và căn cứ chiến tranh của Nhật.
  • Pháp – Nhật cấu kết để đán áp bóc lột nhân dân Đông Dương

3. Trong nước

  • Thủ đọan của Nhật:Buộc Pháp phải cung phụng những nhu yếu phẩm, bắt nhân dân ta phá lúa để trồng đay, sử dụng Pháp là công cụ vơ vét, bóc lột nhân dân ta và đàn áp cách mạng Đông Dương.
  • Thủ đọan của Pháp: thực hiện chính sách “kinh tế chỉ huy” ,tăng thuế,thu mua lúa gạo với giá rẻ mạt, gây nên nạn đói đầu năm 1945 ở miền Bắc
  • Hậu quả: đời sông nhân dân vô cùng cực khổ dưới 2 tầng áp bức của NhậtPháp, dẫn đến phong trào đấu tranh.

1.2. Những cuộc nổi dậy đầu tiên

1. Cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn ( 27-9-1940)

Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn

(Lược đồ khởi nghĩa Bắc Sơn)

a. Nguyên nhân

  • 23/9/1940: Nhật đánh Lạng Sơn, Pháp thua, chạy qua châu Bắc Sơn.Nhân dân Bắc sơn dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã nổi dậy, ngày 27-9-1940 thành lập chính quyền cách mạng

b. Diễn biến:

  • 27/9/1940: Nhân dân Bắc Sơn dứơi sự lãnh đạo của Đảng bộ địa phương đã tước khí giới của quân Pháp.
  • Quân khởi nghĩa tiến đánh Mỏ Nhài, Bình Gia giải tán chính quyền phản động, tổ chức bảo vệ an ninh, trật tự trong vùng, tiếp đó quân khởi nghĩa chiếm đánh Vũ Lăng.
  • Nhật – Pháp thỏa hiệp, Pháp tập trung lực lượng đàn áp nhân dân Bắc Sơn rất dã man ( dồn dân, bắt giết cán bộ, đốt phá nhà cửa).
  • Thất bại do khởi nghĩa xuất hiện tại địa phương nên Pháp có điều kiện tập trung đàn áp – Tuy thất bại, khởi nghĩa Bắc Sơn đã duy trì một phần lực lượng  đó là đội du kích Bắc Sơn, trở thành lực lượng vũ trang nòng cốt của Đảng

2. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ (23-11-1940)

Nhân dân Gò Vấp tham gia phong trào khởi nghĩa Nam kỳ 1940

(Nhân dân Gò Vấp tham gia phong trào khởi nghĩa Nam kỳ 1940)

a. Nguyên nhân:

  • Binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp bất mãn vì bị Pháp điều đi biên giới LàoCam pu chia để chống Thái Lan.
  • Phong trào phản kháng của binh lính lan rộng , nhân dân cũng sẵn sàng nổi dậy
  • Tình thế rất cấp bách, Đảng bộ Nam Kỳ quyết định khởi nghĩa tuy chưa có sự chuẩn y của Trung ương.

b. Diễn biến:

  • Trước ngày khởi nghĩa kế hoạch bị lộ, thực dân Pháp tước vũ khí của binh lính người Việt, ra lệnh giới nghiêm và bủa lưới vây bắt các chiến sĩ cách mạng
  • Đêm 22 rạng 23/11/1940, khởi nghĩa vẫn bùng nổ khắp các tỉnh Nam Kỳ. Nhiều nơi lập được chính quyền cách mạng ( Mỹ Tho, Vĩnh Long, Gia Định ), lần đầu xuất hiện cờ đỏ sao vàng.
  • Pháp tập trung lực lượng, đàn áp dã man: ném bom, bắn phá nhiều làng mạc, đốt nhà, cứơp của, tàn sát nhân dân, xử bắn nhiều Đảng viên: Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai….
  • Pháp dìm nhân dân ta trong biển máu. Đảng bị tổn thất nặng, một số cán bộ và nghĩa quân rút vào rừng chờ cơ hội hoạt động trở lại.

3. Cuộc binh biến Đô Lương ( 13-1-1941)

Lược đồ Binh biến Đô Lương

(Lược đồ Binh biến Đô Lương)

a. Nguyên nhân:

  • Do phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng đang ngày một lên cao, đã có tác động đến tinh thần giác ngộ của binh lính người Việt Nam trong quân đội Pháp
  • Binh lính ngừơi Việt ở Nghệ An bất bình về việc họ bị Pháp điều sang biên giới Lào – Thái Lan làm bia đỡ đạn.

b. Diễn biến:

  • 13-1-1941: Đội Cung chỉ huy binh lính ở đồn Chợ Rạng, đến tối chiếm đồn Đô Lương rồi kéo về Vinh nhưng bị Pháp đánh bại.
  • Đội cung và 10 ngừơi bị xử tử.Nhiều người khác bị tù đày
  • Đây là hành động tự phát của binh lính, không có quần chúng tham gia.

c. Nguyên nhân thất bại:

  • Nổ ra chưa đúng thời cơ, Pháp còn tương đối mạnh.
  • Lực lượng cách mạng chưa xây dựng được nhiều.

d. Ý nghĩa:

  • Tinh thần yêu nước của nhân dân và để lại bài học bổ ích về khởi nghĩa vũ trang, xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích.
  • Các cuộc khởi nghĩa đó là: những tiếng súng báo hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc”

e. Bài học kinh nghiệm:

  • Bài học vể khởi nghĩa giành chính quyền phải được chuẩn bị chu đáo và đúng thời cơ.
  • Bài học về khởi nghĩa vũ trang, về xây dựng lực lượng vũ trang và chiến tranh du kích, trực tiếp chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám.

2. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm nội dung sau: 

  • Tình hình thế giới và Đông Dương
  • Những cuộc nổi dậy đầu tiên 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Mục đích của Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay là gì?

    • A.
      Phá hoại nền nông nghiệp của ta.
    • B.
      Phát triển trồng cây công nghiệp.
    • C.
      Lấy nguyên liệu cần thiết phục vụ chiến tranh.
    • D.
      Phát triển công nghiệp.
  • Câu 2:

    Nguyên nhân trực tiếp làm hơn 2 triệu người miền Bắc chết đói trong mấy tháng đầu năm 1945?

    • A.
      Nhật bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay.
    • B.
      Tăng thuế để vơ vét bóc lột nhân dân ta.
    • C.
      Nhật bắt Pháp phải vơ vét của nhân dân ta cúng đốn cho Nhật.
    • D.
      Thu mua lương thực chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.
  • Câu 3:

    Dưới hai tầng áp bức bóc lột nặng nề của Pháp-Nhật, giai cấp nào bị khốn khổ nhất, tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944-1945?

    • A.
      Nông dân
    • B.
      Công nhân
    • C.
      Thợ thủ công
    • D.
      Cả A và B đúng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Việt Nam trong những năm 1939 – 1945 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập Thảo luận 1 trang 82 SGK Lịch sử 9 Bài 21

Bài tập Thảo luận 2 trang 82 SGK Lịch sử 9 Bài 21

Bài tập Thảo luận trang 86 SGK Lịch sử 9 Bài 21

Bài tập 1 trang 86 SGK Lịch sử 9

Bài tập 2 trang 86 SGK Lịch sử 9

Bài tập 1.1 trang 74 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.2 trang 74 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.3 trang 74 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.4 trang 74 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.5 trang 74 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 1.6 trang 74 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 3 trang 76 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 4 trang 77 SBT Lịch Sử 9

Bài tập 5 trang 77 SBT Lịch Sử 9

3. Hỏi đáp Bài 21 Lịch sử 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 9

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button