Hỏi Đáp

Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không ?

Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không 2022? Bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp là những chế độ hỗ trợ người lao động nghỉ việc. Việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu nhé.

Bạn đang xem: Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không ?

1. Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không?

Nhận trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không?
Nhận trợ cấp thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không?

Lấy bảo hiểm thất nghiệp không ảnh hưởng đến BHXH, BHXH và trợ cấp thất nghiệp là hai chế độ an sinh xã hội khác nhau. Vì:

  • Các văn bản pháp luật quy định về BHXH không nêu về vấn đề điều chỉnh BHXH khi lấy BHTN.
  • BHXH và BHTN do 2 quỹ chi trả khác nhau:

– Đối với tiền bảo hiểm thất nghiệp thì bạn sẽ được quỹ bảo hiểm thất nghiệp chi trả.

Quỹ bảo hiểm thất nghiệp có vai trò để chi trả những khoản chi sau: Chi trả trợ cấp thất nghiệp; Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;Hỗ trợ học nghề; Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm; Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp; Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội; Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.

– Còn đối với tiền bảo hiểm xã hội sẽ được quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Các quỹ thành phần của quỹ bảo hiểm xã hội gồm có: Quỹ ốm đau và thai sản; Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,Quỹ hưu trí và tử tuất.

Quỹ BHXH và quỹ BHTN được hình thành từ các nguồn: Người lao động, người sử dụng lao động và ngân sách nhà nước hỗ trợ.

  • Chế độ BHXH và BHTN được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật khác nhau.

Bảo hiểm thất nghiệp được điều chỉnh chi tiết bởi Luật Việc Làm 2014 và Nghị định 28/2015 NĐ-CP (được SĐBS bởi Nghị định 61/2020 NĐ-CP) còn bảo hiểm xã hội được quy định chi tiết tại Luật bảo hiểm xã hội 2014 và nghị định 115/2015/NĐ-CP.

=> Chính vì các lí do này mà việc người lao động lấy bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp không ảnh hưởng đến BHXH.

2. Thủ tục chốt sổ BHXH sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp 2022

Thủ tục chốt sổ BHXH sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp

Sau khi hưởng trợ cấp thất nghiệp, việc chốt sổ BHXH được thực hiện như sau:

Đối với các trường hợp Đã hưởng hết số tháng hưởng TCTN theo Quyết định hưởng Thất nghiệp (không có vi phạm) thì hệ thống sẽ tự động cắt và bảo lưu quá trình BHTN còn lại. Còn các trường hợp vi phạm, dừng hưởng TCTN… thì cần phải thực hiện chốt lại sổ bảo lưu TN.

Hồ sơ để làm thủ tục chốt sổ cần có:

  • Sổ BHXH
  • Quyết định hưởng TN (nếu đã hưởng hết số tháng hưởng được ghi trong Quyết định hưởng TCTN) hoặc Quyết định dừng hưởng TN (nếu bị dừng trong khi chưa hưởng hết số tháng do vi phạm hoặc lý do khác…)
  • Biên lai nộp tiền phạt (nếu vi phạm hưởng TN như không khai báo có việc làm…)
  • Biên lai nộp tiền trợ cấp TN bị thu hồi do hưởng sai phải thu hồi.

Bạn cần đến cơ quan BHXH quận, huyện cuối cùng đóng BHXH, BHTN (nếu hưởng TN trong cùng tỉnh đó) hoặc BHXH tỉnh (nếu hưởng TN ở tỉnh khác) để chốt lại sổ, cắt thời gian BHTN đã hưởng, đồng thời chốt sổ bảo lưu số tháng đóng BHTN chưa hưởng.

3. Nếu không chốt sổ BHXH thì có sao không?

Nếu không chốt lại sổ BHXH thì khi chốt sổ nghỉ việc lần tiếp theo bạn sẽ phải cung cấp Quyết định hưởng Thất nghiệp hoặc quyết định dừng hưởng thất nghiệp… để chốt lại thất nghiệp trước khi chốt sổ nghỉ việc hoặc hưởng BHXH một lần, như vậy sẽ ảnh hưởng đến thời gian chốt sổ và quyền lợi của bạn.

4. Nghỉ việc quá 3 tháng có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Bên cạnh việc giới hạn thời gian nộp hồ sơ hưởng BHTN thì thời gian nhận BHTN cũng bị giới hạn. Thời hạn lĩnh BHTN là trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày người lao động có quyết định được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan BHXH.

Không lĩnh bảo hiểm thất nghiệp sau 3 tháng NLĐ không bị mất tiền:

Theo Khoản 6, Điều 18, Nghị định 28/2015/NĐ-CP giới hạn thời gian lĩnh bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp và không thông báo bằng văn bản với cơ quan BHXH nơi đang hưởng thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định”.

Như vậy, trong trường hợp không lĩnh BHTN sau 3 tháng người lao động sẽ không được xét hưởng trợ cấp thất nghiệp trong đợt nghỉ việc đó. Tuy nhiên, NLĐ sẽ không mất đi khoản tiền trợ cấp thất nghiệp này mà khoản tiền được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng theo quy định.

=> Nếu các bạn muốn nhận trợ cấp thất nghiệp thì hãy làm hồ sơ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động nhé.

5. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp 2022

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

  • Nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
  • Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do DN quyết định.

Trong đó:

  • Mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hiện nay là 1.490.000 đồng/tháng
  • Mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định số 38/2022/NĐ-CP tăng 6% từ 01/7/2022, cụ thể như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu vùng từ 01/7/2022

I

4.680.000 đồng/tháng

II

4.160.000 đồng/tháng

III

3.640.000 đồng/tháng

IV

3.250.000 đồng/tháng

=> Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng tối đa bằng:

– 7.450.000 đồng/tháng với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

– Đối với những người không thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:

  • 23.400.000 đồng/tháng đối với vùng I
  • 20.800.000 đồng/tháng đối với vùng II
  • 18.200.000 đồng/tháng đối với vùng III
  • 16.250.000 đồng/tháng đối với vùng IV

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa theo lương tối thiểu vùng đã tăng khá nhiều so với quy định trước đó. Đây là một tín hiệu tích cực cho chế độ tiền lương sau hơn hai năm không có quy định tăng lương và cũng là đáp ứng sự chờ mong của đông đảo người lao động.

Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa giúp bạn đọc câu trả lời cho câu hỏi: Lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến BHXH không? Bảo hiểm thất nghiệp chính là một phần đảm bảo của NLĐ được tính dựa trên thời gian đóng BHTN của NLĐ. Nhiều người lo ngại rằng việc hưởng trợ cấp thất nghiệp sẽ ảnh hưởng đến BHXH nhưng các bạn đừng lo nhé bởi BHTN và BHXH là 2 chế độ khác nhau. Các bạn có thể yên tâm làm hồ sơ nhận trợ cấp thất nghiệp mà không cần lo lắng đến chế độ BHXH. Thủ tục chốt sổ BHXH sau khi nhận trợ cấp thất nghiệp cũng được Trường Tiểu học Thủ Lệ hướng dẫn tại mục 2 bài này.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Khi nào hết hạn nộp hồ sơ nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 116?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button