Hỏi Đáp

Lấn, chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào?

Lấn, chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào?

Lấn chiếm là một trong những hình thức tranh chấp đất đai thường gặp nhất trong cuộc sống. Hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm và được trình bày cụ thể trong các quy định tại khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013. Vậy lấn chiếm đất đai là gì? Và các hình thức lấn chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào theo quy định của pháp luật?

Bạn đang xem: Lấn, chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào?

Lấn, chiếm đất đai bị xử phạt như thế nào?

1. Khái niệm lấn chiếm đất đai

Điều 3 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định rõ:

  • Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất.
  • Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

2. Xử phạt đối với các hành vi lấn chiếm đất đai

Điều 10 Nghị định 102/2014/NĐ-CP quy định về hình thức xử phạt các hành vi lấn chiếm đất đai như sau:

  • Hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
  • Hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình): phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
  • Hành vi lấn, chiếm đất ở: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
  • Hành vi lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định tại Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực liên quan.

Bên cạnh đó, Pháp luật đất đai cũng quy định rõ về biện pháp khắc phục đối với hành vi lấn chiếm đất đai bằng cách khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm đối trong các trường hợp:

  • Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất.
  • Lấn, chiếm đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở.
  • Lấn chiếm đất ở.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button