Hỏi Đáp

Làm giấy khai sinh giả có sao không 2022?

Có thể nói Giấy khai sinh là một trong những loại giấy tờ quan trọng nhất của một người kể từ khi được sinh ra. Việc làm Giấy khai sinh (đăng ký khai sinh) cho trẻ cũng rất quan trọng bởi lẽ nếu không có giấy khai sinh thì trẻ sẽ không được đến trường. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề Giấy khai sinh là gì và thủ tục làm Giấy khai sinh theo quy định của pháp luật. Mời bạn đọc tham khảo cung Trường Tiểu học Thủ Lệ. Thủ tục làm giấy khai sinh

Bạn đang xem: Làm giấy khai sinh giả có sao không 2022?

Thủ tục làm giấy khai sinh được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật.
Thủ tục làm giấy khai sinh được quy định chi tiết trong các văn bản pháp luật.

1. Giấy khai sinh là gì?

Căn cứ Khoản 6 Điều 4 Luật hộ tịch 2014 quy định:

6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

Điều 6 Nghị định 123/2015/NĐ-CP cũng quy định:

1. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân.

2. Mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân có nội dung về họ, chữ đệm, tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; dân tộc; quốc tịch; quê quán; quan hệ cha, mẹ, con phải phù hợp với Giấy khai sinh của người đó.

3. Trường hợp nội dung trong hồ sơ, giấy tờ cá nhân khác với nội dung trong Giấy khai sinh của người đó thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức quản lý hồ sơ hoặc cấp giấy tờ có trách nhiệm điều chỉnh hồ sơ, giấy tờ theo đúng nội dung trong Giấy khai sinh.

Tóm lại Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân, ghi lại tất cả thông tin quan trọng như: họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, quan hệ cha mẹ con. Đây có thể nói là loại giấy tờ quan trọng nhất của một công dân kể từ khi sinh ra.

2. Làm giấy khai sinh giả có sao không?

Dịch vụ nhận làm giấy khai sinh giả tràn lan trên mạng xã hội.
Dịch vụ nhận làm giấy khai sinh giả tràn lan trên mạng xã hội.

Theo Khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch 2014 quy định về các hành vi bị cấm như sau:

1. Nghiêm cấm cá nhân thực hiện các hành vi sau đây:

a) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; làm hoặc sử dụng giấy tờ giả, giấy tờ của người khác để đăng ký hộ tịch;

b) Đe dọa, cưỡng ép, cản trở việc thực hiện quyền, nghĩa vụ đăng ký hộ tịch;

c) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đăng ký hộ tịch;

d) Cam đoan, làm chứng sai sự thật để đăng ký hộ tịch;

đ) Làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ hộ tịch hoặc thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch;

……………………………

Như vậy làm giả giấy khai sinh là hành vi trái pháp luật, vi phạm quy định Điểm đ Khoản 1 Điều 12 Luật Hộ tịch.

Hậu quả của hành vi làm giấy khai sinh giả tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật (theo Khoản 3 Điều 12 Luật Hộ Tịch).

Căn cứ Khoản 2 Điều 37 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP về hành vi vi phạm quy định đăng ký khai sinh:

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Cam đoan, làm chứng sai sự thật về việc sinh;

b) Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật về nội dung khai sinh;

c) Sử dụng giấy tờ của người khác để làm thủ tục đăng ký khai sinh.

Như vậy xử lý vi phạm hành chính đối với việc làm giả giấy khai sinh có thể bị phạt tiền từ 3 – 5 triệu đồng.

Theo Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015 (SĐBS 2017) quy định như sau:

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;

d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;

đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;

b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Ngoài ra người làm giả giấy khai sinh tùy theo mức độ vụ việc mà còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Thủ tục làm giấy khai sinh

Người có trách nhiệm (cha, mẹ; ông hoặc bà hoặc người thân thích khác; cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ) sẽ làm Giấy khai sinh cho con tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc mẹ (Điều 13 Luật Hộ tịch 2014).

Theo Điều 11 Luật Cư trú 2020, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Luật Cư trú 2020.

Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ có yếu tố nước ngoài thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của cha hoặc mẹ (khoản 2 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014).

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Trẻ có cha hoặc mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch.
  • Trẻ có cha và mẹ là người nước ngoài, người không quốc tịch nhưng trẻ được sinh ra tại Việt Nam.

Trường hợp làm Giấy khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam thì được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tiếp giáp với đơn vị hành chính tương đương cấp xã của Việt Nam nơi mẹ hoặc cha là công dân nước láng giềng thường trú (điểm d khoản 1 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, khoản 1 Điều 17 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).

Trường hợp, trẻ là công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì làm Giấy khai sinh tại Cơ quan đại diện (khoản 3 Điều 7 Luật Hộ tịch 2014, Điều 2 Thông tư liên tịch 02/2016/TTLT-BNG-BTP).

3. Đăng ký khai sinh online

Hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến thuộc Bộ Tư pháp.
Hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến thuộc Bộ Tư pháp.

Hiện tại, có 3 loại cổng thông tin đăng ký khai sinh trực tuyến chính :

  • Cổng Dịch vụ công Quốc gia (CDVCQG) do Văn phòng Chính phủ là cơ quan chủ quản:  dichvucong.gov.vn
  • Hệ thống đăng ký hộ tịch trực tuyến thuộc Bộ Tư pháp: hotichtructuyen.moj.gov.vn
  • Cổng dịch vụ công trực tuyến của địa phương, ví dụ:

Tại Hà Nội: https://dichvucong.hanoi.gov.vn/

Tại Hồ Chí Minh: https://dichvucong.hochiminhcity.gov.vn/

Việc đăng ký khai sinh trực tuyến thì thời gian giải quyết hồ sơ là ngay trong ngày tiếp nhận yêu cầu, trường hợp nhận hồ sơ sau 15 giờ mà không giải quyết được ngay thì trả kết quả trong ngày làm việc tiếp theo.

Đối với trường hợp đăng ký khai sinh không đúng hạn: thì mức thu lệ phí phải nộp do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Đối với trường hợp khai sinh đúng hạn, người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật thì được miễn lệ phí.

4. Làm giấy khai sinh cần giấy tờ gì?

Tùy vào việc làm Giấy khai sinh có yếu nước ngoài hay không mà hồ sơ sẽ khác nhau, cụ thể:

4.1. Hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu là giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
  • Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.

– Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
  • Giấy chứng sinh. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh (khoản 2 Điều 16 Luật Hộ tịch 2014).

4.2. Hồ sơ làm Giấy khai sinh trong trường hợp có yếu tố nước ngoài bao gồm:

– Giấy tờ phải xuất trình:

  • Hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân của người yêu cầu làm Giấy khai sinh do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân (khoản 1 Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP).
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của người yêu cầu làm Giấy khai sinh để chứng minh thẩm quyền đăng ký khai sinh.
  • Trường hợp cha, mẹ của trẻ đã đăng ký kết hôn thì phải xuất trình Giấy chứng nhận kết hôn.
  • Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài, có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam hoặc cha và mẹ đều là công dân Việt Nam, chưa được đăng ký khai sinh ở nước ngoài, về cư trú tại Việt Nam thì xuất trình giấy tờ chứng minh việc trẻ em đã nhập cảnh hợp pháp vào Việt Nam (như: hộ chiếu, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế có dấu xác nhận nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh) và văn bản xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc trẻ em đang cư trú tại Việt Nam.

– Giấy tờ phải nộp:

  • Tờ khai đăng ký khai sinh theo mẫu được ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-BTP.
  • Giấy chứng sinh.
  • Trường hợp không có Giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có văn bản của người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
  • Trường hợp trẻ em sinh ra tại nước ngoài thì nộp Giấy chứng sinh hoặc giấy tờ khác do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp xác nhận về việc trẻ em được sinh ra ở nước ngoài và quan hệ mẹ – con (nếu có).
  • Trường hợp cha hoặc mẹ hoặc cả cha, mẹ là người nước ngoài thì phải nộp văn bản thỏa thuận của cha, mẹ về việc lựa chọn quốc tịch cho con. Trường hợp cha, mẹ lựa chọn quốc tịch nước ngoài cho con, thì ngoài văn bản thỏa thuận lựa chọn quốc tịch còn phải có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước mà trẻ được chọn mang quốc tịch về việc trẻ có quốc tịch phù hợp quy định pháp luật của nước đó.

5. Chưa ly hôn mà có con với người khác có làm giấy khai sinh cho con được không?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định về đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

2. Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để trống.

Như vậy chưa ly hôn mà có con với người khác hoàn toàn có thể làm được giấy khai sinh cho con. Thủ tục và hồ sơ giấy tờ theo pháp luật quy định.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết các thắc mắc về việc không có giấy khai sinh là gì và thủ tục làm giấy khai sinh như thế nào, mời bạn đọc tham khảo các bài viết liên quan tại mục Là gì?, Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật và Phổ biến pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button