Hỏi Đáp

Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

Vay tiền là nhu cầu của rất nhiều người. Thế nhưng có những người vay nợ xong lại không có khả năng trả nợ, kết quả là bị chủ nợ thuê xã hội đen đòi nợ khiến nhiều người sợ hãi không dám ra khỏi nhà.

Bạn đang xem: Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

Trong bài viết này, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc Cách xử lý khi bị xã hội đen đòi nợ dưới góc độ pháp lý theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và Bộ luật Hình sự 2015.

Làm gì khi bị xã hội đen đòi nợ?

1. Thuê xã hội đen đòi nợ phạm tội gì?

Ngày nay, khi cảm thấy bất lực với các con nợ “thiếu tính tự giác”, các chủ nợ thường tìm đến xã hội đen thay vì khởi kiện.

=> Vậy, hành vi đòi nợ của xã hội đen có thể phạm tội gì?

Cách thức đòi nợ của xã hội đen thường là đe dọa, đánh người… để đòi được nợ.

Những cách thức này có thể phạm vào một trong các tội dưới đây:

  • Tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 07 năm tù
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là tù chung thân
  • Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự với khung hình phạt cao nhất là 05 năm.

Có những lúc, xã hội đen còn lấy đi những vật có giá trị của con nợ khi chưa được sự đồng ý của họ, thì hành vi này có thể phạm vào tội:

  • Tội cướp tài sản được quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là chung thân và có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
  • Tội cưỡng đoạt tài sản tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù giam hoặc có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

=> Tuy nhiên đối với hành vi thuê xã hội đen của chủ nợ thì rất khó xử lý vì giữa họ và những người xã hội đen này chỉ đơn giản là giao dịch dân sự (thuê lao động, chủ nợ ủy quyền cho xã hội đen đi đòi nợ), chứ những chủ nợ này không ép buộc hay chỉ bảo xã hội đen làm những hành vi vi phạm pháp luật như trên (nếu có thì họ cũng không bao giờ thừa nhận).

2. Phòng vệ thế nào khi bị nhóm đòi nợ thuê đe dọa?

Khi bị xã hội đen đòi nợ thì nên giải quyết thế nào cho an toàn?

Khi bị chủ nợ uy hiếp, tấn công hoặc xiết nợ (cưỡng đoạt tài sản), bạn cần trình báo ngay cơ quan công an nơi gần nhất; đặc biệt hạn chế có lời nói, cử chỉ mang tính kích động.

Nếu bên xã hội đen thường xuyên có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn hoặc nghiêm trọng hơn là đe dọa giết bạn nếu bạn không trả tiền thay cho người em thì tùy theo tính chất mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính theo điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP hoặc truy cứu TNHS theo các tội danh tại mục 1 bài này.

Cụ thể, điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;…

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;…

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;…

4. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ

=> Để việc trình báo được xử lý nhanh chóng thì bạn nên lưu giữ, thu thập các chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm của xã hội đen: quay phim, chụp hình, nhà nào có camera thì có thể trích xuất camera và giao lại cho cơ quan công an khi bạn đến trình báo.

=> Nếu bạn bị xã hội đen hành hung thì bạn nên đi giám định thương tích để có căn cứ khởi tố vụ án hình sự hoặc đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ cung cấp các thức xử lý khi bị xã hội đen đòi nợ. Mời các bạn đọc các bài viết liên quan tại mục Dân sự, Hình sự mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài liên quan:

  • Nợ xấu có bị đi tù không?
  • Cách xóa nợ xấu
  • Nợ xấu ảnh hưởng thế nào?
  • Nợ xấu ngân hàng là gì? Bị nợ xấu có mua trả góp được không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button