Hỏi Đáp

Tội phạm là gì? Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự

Tội phạm là gì? Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự. Tội phạm, tội danh, các tội phạm cụ thể là những vấn đề được quy định trong Bộ luật Hình sự (BLHS). Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu về các quy định này nhé.

Bạn đang xem: Tội phạm là gì? Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự

1. Tội phạm là gì?

Tội phạm được định nghĩa tại Điều 8 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017 như sau:

Điều 8. Khái niệm tội phạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

2. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

=> Chúng ta thường nhầm lẫn tội phạm là danh từ để chỉ người nhưng thực chất, tội phạm lf danh từ để chỉ hành vi vi phạm quy định của BLHS, là hành vi phạm tội.

2. Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự

Các tội phạm cụ thể trong luật Hình sự

Các tội phạm cụ thể với các tội danh cụ thể được quy định tại phần hai BHLS, từ chương XIII đến chương XXVI, gồm các nhóm tội sau:

  • Các tội xâm phạm an ninh quốc gia
  • Các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người
  • Các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do, dân chủ của công dân
  • Các tội xâm phạm sở hữu
  • Các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình
  • Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
  • Các tội phạm về môi trường
  • Các tội phạm về ma túy
  • Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng
  • Các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính
  • Các tội phạm về chức vụ
  • Các tội xâm phạm hoạt động tư pháp
  • Các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân và trách nhiệm của người phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu
  • Các Tội phá hoại hòa bình, chống loài người và Tội phạm chiến tranh

3. Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp được hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2006/NQ-HĐTP (đã hết hiệu lực), theo đó, vấn đề này được hiểu như sau:

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được hiểu là người phạm tội cố ý 05 lần thực hiện tội phạm trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống, lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

Tuy nhiên Nghị quyết số 03/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng Điều 324 BLHS 2015 về tội rửa tiền lại hướng dẫn “Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” như sau:

Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp là trường hợp người phạm tội thực hiện hành vi rửa tiền từ 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích) và người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc rửa tiền làm nguồn thu nhập.

Ta thấy điểm giống nhau là người phạm tội phải cùng thực hiện một tội phạm 05 lần trở lên (không phân biệt đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích); điểm khác nhau là Nghị quyết số 01/2006 thì người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính còn theo Nghị quyết số 03/2019 thì chỉ cần người phạm tội lấy khoản lợi bất chính thu được từ việc phạm tội làm nguồn thu nhập.

Nghị quyết số 01/2006 đã hết hiệu lực thi hành tuy nhiên việc hướng dẫn của Nghị quyết số 03/2019 thì chỉ hướng dẫn về tội “rửa tiền” quy định tại Điều 324 BLHS 2015; cũng chưa có văn bản nào hướng dẫn về tình tiết “phạm tội có tính chất chuyên nghiệp” được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 BLHS.

Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa gửi đến bạn đọc quy định về tội phạm, các tội phạm cụ thể theo BLHS và quy định hướng dẫn về tình tiết tăng nặng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Nghỉ thai sản có được hưởng hỗ trợ từ Nghị quyết 116? 

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button