Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

KHTN 6 Bài 4: Đo chiều dài – Chân Trời Sáng Tạo

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 4: Đo chiều dài – Chân Trời Sáng Tạo

Mời các em cùng tham khảo nội dung bài học số 4 môn Khoa học tự nhiên 6 được hoc247 biên soạn và tổng hợp dưới đây. Qua tài liệu này các em sẽ có cái nhìn tổng quan về độ dài, cách đo độ dài của một vật. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt!

Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre), kí hiệu là m.

Bảng 4.1. Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét thường gặp

Các ước số và bội số thập phân của đơn vị mét thường gặp

Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài

Một số đơn vị đo chiều dài khác:

1 inch (in) = 0,0254 m

1 foot (ft) = 0,3048 m

– Đơn vị thiên văn (AU)

1 AU = 150 triệu km.

– Năm ánh sáng (ly):

1 ly = 946 073 triệu tỉ m.

– Để đo kích thước của các vật rất nhỏ người ta thường dùng:

+ Micrômét (um): 1 um = 0,000001 m

+ Nanômét (nm): 1nm = 0,000 000 001 m

Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN.

– GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước.

– ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

1.2. Thực hành đo chiều dài

Lựa chọn thước đo phù hợp

Đo chiều dài của bàn học

Hình 4.3. Đo chiều dài của bạn học

Để đo chiều dài của một vật được thuận tiện và cho kết quả chính xác ta cần ước lượng chiều dài của vật, từ đó lựa chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp. Để ước lượng chiều dài của một vật, ta có thể dựa vào chiều dài của một vật đã biết.

Ví dụ, ước lượng chiều dài của ngôi nhà bằng cách đếm những viên gạch lát sàn và dựa vào kích thước của nó.

Đo chiều dài bằng thước

Khi đo chiều dài của một vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cẩn đo.

– Bước 2: Chọn thước đo có GHĐ và ĐCNN phù hợp.

– Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.

– Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của vật cần đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật. Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

Bài 1: Cho các dụng cụ sau:

– Một sợi chỉ dài 50 cm;

– Một chiếc thước kẻ có giới hạn đo 50 cm;

– Một cái địa tròn.

Hãy tìm phương án đo chu vi của cái đĩa đó.

Hướng dẫn giải

– Dùng sợi chỉ quấn một vòng quanh đĩa. Đánh dấu chiều dài một vòng của sợi chỉ.

–  Dùng thước kẻ đo chiều dài sợi chỉ vừa đánh dấu. Kết quả đo chính là chu vi của đĩa

Bài 2: Trước khi đo chiều dài của vật ta thường ước lượng chiều dài của vật để

A. lựa chọn thước đo phù hợp.

8. đặt mắt đúng cách.

C. đọc kết quả đo chính xác.

D. đặt vật đo đúng cách. 

Hướng dẫn giải

Chọn đáp án: A

Bài 3: Hãy ước lượng chiều dài một sải tay của em. Dùng thước đo kiểm tra ước lượng của em có chính xác không.

Hướng dẫn giải

Ước lượng chiều dài một sải tay

Dùng thước đo và kiểm tra rồi rút ra kết luận

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật.
  • Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật.
  • Xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
  • Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài bằng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
  • Đo được chiều dài của một vật bằng thước.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Đâu không phải tên các đơn vị đo chiều dài?

    • A.
      kilomet
    • B.
      kilogam
    • C.
      xentimét
    • D.
      mét
  • Câu 2:

    Hãy cho biết giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước sau đây?

    • A.
      GHĐ: 20 cm

      ĐCNN: 0,1 cm

    • B.
      GHĐ: 1 cm

      ĐCNN: 0,1 cm

    • C.
      GHĐ: 0,1 cm

      ĐCNN: 20 cm

    • D.
      GHĐ: 10 cm

      ĐCNN: 1 cm

  • Câu 3:

    Đơn vị đo độ dài trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là gì?

    • A.
      đềximét (dm)
    • B.
      mét (m)
    • C.
      centimét (cm)
    • D.
      milimét (mm).

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 1 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 21 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 2 trang 21 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 3 trang 21 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4 trang 21 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.1 trang 12 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.2 trang 12 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.3 trang 12 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.4 trang 12 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.5 trang 12 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.6 trang 12 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.7 trang 13 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.8 trang 13 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.9 trang 13 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4.10 trang 13 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 4 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button