Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

KHTN 6 Bài 36: Tác dụng của lực – Chân Trời Sáng Tạo

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 36: Tác dụng của lực – Chân Trời Sáng Tạo

Dựa theo cấu trúc SGK Khoa học tự nhiên lớp 6, Trường Tiểu học Thủ Lệ xin chia sẻ với các em bài học về các tác dụng của lực. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập vận dụng có cách giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

1.1. Sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động

Tìm hiểu về sự thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động của vật

Chúng ta thường quan sát được sự biến đổi chuyển động (thay đổi tốc độ và thay đổi hướng chuyển động) của các vật như sau:

– Vật đang đứng yên, bắt đầu chuyển động.

– Vật đang chuyển động, bị dừng lại.

– Vật chuyển động nhanh lên.

– Vận chuyển động chậm lại.

– Vật đang chuyển động theo hướng này bỗng chuyển động theo hướng khác.

1.2. Sự biến dạng của vật

Tìm hiểu về sự biến dạng của các vật

Sự biến dạng là sự thay đổi hình dạng của một vật.

Ví dụ: Lò xo bị kéo dãn, mặt nệm bị lún khi có tay đè lên.

Mặt nệm bị lún khi tay đè lên

Hình 36.3. Mặt nệm bị lún khi tay đè lên

Lực tác dụng lên một vật có thể làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động của vật, làm biến dạng vật, hoặc đồng thời làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và làm biến dạng vật.

Bài 1: Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra?

Hướng dẫn giải

 – Một học sinh đá vào quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất thì quá bỏng sẽ biến dạng và thay đổi tốc độ.

Bài 2: Vì sao khi đá bóng vào tường, bóng lại bị bật trở lại? Khi đó, bóng và tường có bị biến dạng không?

Hướng dẫn giải

– Khi bóng đập vào tường, bóng đã tác dụng vào tường một lực làm tường bị biến dạng và biến đổi chuyển động (nhưng khó quan sát), đồng thời tường cũng tác dụng ngược lại quả bóng làm bóng bị biến dạng và biến đổi chuyển động (tức bóng bị bật ra trở lại).

Bài 3: Khi đang đi xe đạp, ta dùng tay bóp phanh, có phải lực của tay đã trực tiếp làm cho xe dừng lại? Giải thích.

Hướng dẫn giải

 – Tay chúng ta chỉ làm cho tay phanh bị biến đổi chuyển động và phanh bị biến dạng. Xe dừng lại là do má phanh tác dụng vào vành bánh xe một lực.

Bài 4: Có khi nào lực tác dụng lên vật mà không làm vật bị biến dạng cũng không làm vật bị biển đổi chuyển động không?

Hướng dẫn giải

 – Không xây ra trường hợp đó. Vì tác dụng của lực làm vật bị biến đổi chuyển động hoặc bị biến dạng hoặc vừa biến đối chuyển động vừa biến dạng. Trong thực tế, có những trường hợp sự biểu hiện đó không rõ (ví dụ lực tác dụng của quả bóng lên tường, …) nên ta khó quan sát.

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Lấy được ví dụ về tác dụng của lực làm thay đổi tốc độ, thay đổi hướng chuyển động và biến dạng vật.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 36 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Khi một quả bóng đập vào một bức tường thì lực mà bức tường tác dụng lên quả bóng sẽ gây ra những kết quả gì?

    • A.
       Chỉ làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
    • B.
      Chỉ làm biến dạng quả bóng.
    • C.
      Không làm biến dạng và cũng không làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
    • D.
      Vừa làm biến dạng quả bóng, vừa làm biến đổi chuyển động của quả bóng.
  • Câu 2:

    Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng vào buồm một

     lực nào trong các lực sau?

    • A.
      Lực đẩy 
    • B.
      Lực kéo
    • C.
      Lực hút 
    • D.
      Lực uốn
  • Câu 3:

    Ba bạn Bình, Lan, Chi rủ nhau đi chơi Bowling. Nhìn quả bóng Bowling được đặt đứng yên trên bàn, ba bạn phát biêu:

    Bình: Không có lực nào tác dụng lên quả bóng nên quả bóng mới đứng yên.

    Lan: Đã có hai lực cân bằng nào đó tác dụng lên quả bóng, quả bóng mới đứng yên được.

    Chi: Quả bóng quá nặng nên nó đứng yên.

    • A.
      Chỉ có Bình đúng
    • B.
      Chỉ có Lan đúng
    • C.
      Chỉ có Chi đúng
    • D.
      Cả ba bạn đều sai

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 9 Bài 36 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Trả lời Mở đầu trang 160 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 1 mục 1 trang 160 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Luyện tập mục 1 trang 160 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Câu hỏi thảo luận 2 mục 2 trang 161 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Luyện tập mục 2 trang 161 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Trả lời Vận dụng mục 2 trang 161 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 1 trang 162 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 2 trang 162 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 3 trang 162 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4 trang 162 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.1 trang 113 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.2 trang 113 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.3 trang 113 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.4 trang 113 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.5 trang 113 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.6 trang 113 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.7 trang 114 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.8 trang 114 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.9 trang 114 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 36.10 trang 114 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 36 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button