Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

KHTN 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí – Chân Trời Sáng Tạo

Bạn đang xem: KHTN 6 Bài 10: Không khí và bảo vệ môi trường không khí – Chân Trời Sáng Tạo

Thông qua bài học này sẽ giúp các em phân tích được thành phần của không khí, tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. Ngoài ra còn có kĩ năng nhận biết được môi trường sống xung quanh mình có bị ô nhiễm hay không? Mời các em cùng theo dõi nội dung chi tiết dưới đây.

1.1. Thành phần không khí

Tìm hiểu thành phần của không khí

Bản tin dự báo thời tiết về độ ẩm không khí

Hình 10.1. Bản tin dự báo thời tiết về độ ẩm không khí

Phần trăm thể tích các chất trong không khí

Hình 10.2. Phần trăm thể tích các chất trong không khí

Trong các bản tin dự báo thời tiết, người ta thường dùng khái niệm độ ẩm tương đối (%). Độ ẩm tương đối là tỉ số giữa khối lượng nước trong một thể tích hiện tại so với khối lượng nước trong cùng thể tích khi hơi nước bão hoà.

Xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí

– Thí nghiệm: Xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí

Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí

Hình 10.3. Thí nghiệm xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí

Chuẩn bị: Nước màu (cho thêm ít giọt dung dịch kiềm), ống thuỷ tinh và chậu thuỷ tinh có gắn cây nến.

Thực hiện:

– Cho ít nước màu vào chậu thuỷ tinh.

– Đốt nến cháy, sau đó úp ống thuỷ tinh lên trên ngọn nến. Đánh dấu mực nước trong ống ngay sau khi úp và sau khi nến tắt.

Quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét.

→ Không khí là hỗn hợp khí có thành phần xác định với tỉ lệ gần đúng về thể tích: 21% oxygen, 78% nitrogen, còn lại là carbon dioxide, hơi nước và một số chất khí khác.

1.2. Vai trò của không khí trong tự nhiên

Tìm hiểu vai trò của không khí trong tự nhiên

– Không khí cung cấp oxygen duy trì sự sống trên Trái Đất, duy trì sự cháy của nhiên liệu để tạo ra năng lượng phục vụ các nhu cầu của đời sống.

– Không khí cung cấp khí carbon dioxide cho thực vật quang hợp đảm bảo sự sinh trưởng cho các loại cây trong tự nhiên, từ đó duy trì cân bằng tỉ lệ tự nhiên của không khí, hạn chế ô nhiễm.

– Không khí ảnh hưởng đến các hiện tượng thời tiết, khí hậu trên Trái Đất.

– Không khí còn là nguồn nguyên liệu để sản xuất khí nitrogen có nhiều ứng dụng trong thực tiễn.

– Nitrogen trong không khí có thể chuyển hoá thành dạng có ích giúp cho cây sinh trưởng và phát triển.

1.3. Ô nhiễm không khí

Tìm hiểu ô nhiễm không khí

– Ô nhiễm không khí có thể xảy ra ở cả thành phố và nông thôn. Tuỳ vào các hoạt động của con người và tự nhiên mà mức độ ô nhiễm có thể khác nhau.

→ Ô nhiễm không khí là sự thay đổi các thành phần của không khí do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ. Ô nhiễm không khí làm ảnh hưởng đến an toàn giao thông, gây biến đổi khí hậu, gây bệnh cho con người, động vật và thực vật, làm hỏng cảnh quan tự nhiên hoặc các công trình xây dựng.

Biểu hiện của không khí bị ô nhiễm:

– Có mùi khó chịu.

– Giảm tầm nhìn.

– Da, mắt bị kích ứng, nhiễm các bệnh đường hô hấp.

– Có một số hiện tượng thời tiết cực đoan: sương mù giữa ban ngày, mưa acid, …

1.4. Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Tìm hiểu một số nguồn gây ô nhiễm không khí

Có nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Các nguồn này có thể do tự nhiên hoặc con người gây ra.

Các nguồn gây ô nhiễm không khí sẽ phát thải ra các chất gây ô nhiễm. Bao gồm: tro bay; khói, bụi, khí thải ra môi trường như carbon monoxide, carbon dioxide, sulfur dioxide và các nitrogen Oxide. Một số khí này có thể gây ra hiệu ứng nhà kính, mưa 11 Em hãy liệt kê các nguồn gây acid, sương mù quang hoá, suy giảm tầng ozone, ..

→ Chất gây ô nhiễm không khí là các chất ở dạng hạt nhỏ lơ lửng trong không khí gây hại cho con người và môi trường.

→ Nguồn gây ô nhiễm không khí: Con người hoặc tự nhiên.

1.5. Bảo vệ môi trường không khí

Để bảo vệ môi trường không khí cần phải thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất gây ô nhiễm. Ví dụ:

– Di chuyển các cơ sở sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp ra ngoài thành phố và khu dân cư; thay thế máy móc, dây chuyền công nghệ sản xuất bằng công nghệ hiện đại, ít gây ô nhiễm hơn.

– Xây dựng các hệ thống xử lý khí thải gây ô nhiễm môi trường.

– Hạn chế các nguồn gây ô nhiễm không khí như bụi, rác thải, … do xây dựng.

– Sử dụng các nguồn nguyên liệu sạch thay thế than đá, dầu mỏ, .. để giảm thiểu khí carbon monoxide và carbon dioxide khi đốt cháy.

– Giảm phương tiện giao thông cá nhân, tăng cường đi bộ, đi xe đạp và sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

– Trồng nhiều cây xanh.

– Lắp đặt các trạm theo dõi tự động môi trường không khí, kiểm soát khí thải ô nhiễm.

– Tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường không khí.

Để phòng tránh ô nhiễm không khí trong nhà, cần phải chú ý:

– Đảm bảo vệ sinh thường xuyên, thông thoáng khí tốt trong phòng: Mở cửa thông gió trong vòng 5 – 10 phút vài lần trong ngày, đặc biệt là trong và sau khi nấu ăn; nên sử dụng các thiết bị hút mùi, thu khỏi hỗ trợ,

– Không hút thuốc trong nhà. – Hạn chế khi sử dụng hoá chất trong các hộ gia đình như: chất tẩy rửa, chất làm mát không khí, …

– Không sưởi đốt bằng than củi, than đá, … cũng như chạy máy phát điện trong phòng kín.

Bài 1: Với mục đích chứng mình sự có mặt của hơi nước, cadbom dioxide và oxygen trong không khí bạn An đã làm các thí nghiệm như sau:

 Thí nghiệm 1: Bạn lấy một cốc nước đá bỏ trên mặt bàn khô.

 Thí nghiệm 2: Bạn lấy một cốc nước vôi trong để trên mật bản.

 Thí nghiệm 3: Bạn lấy một cây nến đốt cháy rồi để trên bản.

Theo em, các thí nghiệm trên nhằm mục đích xác định chất gi? Giải thích lí do lựa chọn.

Hướng dẫn giải

 – Thí nghiệm 1: xác minh có hơi nước trong không khí, Khi bỏ cốc nước đá ra mặt bản khô, một lắt thấy nước ngưng tụ bên ngoài cốc chứng tỏ hơi nước trong không khí khi gặp lạnh đã ngưng tụ lại.

 – Thí nghiệm 2: xác minh trong không khí có carbon dioside. Khi bỏ cốc nước vôi trong trên bàn, một thời gian sau cốc nước với trong bị đục chứng tỏ trong không khí có carbon dioside vì carbon dioxide làm đục nước vôi trong.

 – Thí nghiệm 3: xác minh trong không khi có oxygen, Khi đặt cây nến đang cháy trên bản mà nó vẫn tiếp tục cháy nghĩa là trong không khí phải có oxygen, Nếu không có oxyogen thì nến sẽ tắt ngay.

Bài 2: Hãy liệt kê các hoạt động thường ngày của bản thân có thể gây ð nhiễm môi trường không khí

Hướng dẫn giải

 – Xả rác bừa bãi.

 – Đốt rác.

 – Sử dụng bao bì ni lông nhiều

 – …

Bài 3: Hãy nêu các biện pháp em đã làm hoặc đang làm hoặc sẽ làm để bảo vệ môi trường không khí.

Hướng dẫn giải

 – Hạn chế đốt rác, phải xử lí đúng cách.

 – Hạn chế di chuyển bằng các phương tiện gây ô nhiễm.

 – …

Bài 4: Không khí trong lành sẽ đảm bảo cho con người có sức khoẻ tốt nhất.

a) Không khí có thành phần như thế nào thì được xem là không khí trong lành? 

b) Nếu không khí không trong lành thì sẽ gây những tác hại gì đối với con người?

c) Làm thế nào để bảo vệ không khí trong lành?

d) Hãy vẽ một bức tranh tuyên truyền về vai trò của bảo vệ không khí trong lành?

Hướng dẫn giải

a) Không khi trong lành là không khí má thành phần các chất khí có sẵn được duy trì ổn định và không xuất hiện thêm các thành phần mới trong không khí,

b) Nếu không khi không trong lành sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ con người. Có thể gây bệnh về đường hô hấp hoặc nhiều bệnh khác. Ngoài ra, không khí không trong lành còn ảnh hướng tới các quá trình sản xuất, ảnh hướng tới hoạt động lánh tế của con người,

c) Bảo vệ không khí trong lành;

 –  Hạn chế phát sinh khí thải ra môi trường bằng cách sử dụng các công nghệ tiên tiến, ít phát sinh khí thải.

 –  Sử dụng các quy trình sản xuất ít phát sinh khí thái, xử tốt khí thải trước khi thải ra môi trường,

 – Hạn chế sử dụng năng lượng hoá thạch.

–  Tích cực trồng cây xanh và bảo vệ rừng.

d) Vẽ tranh: học sinh tự vẽ

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ nắm được:

  • Nêu được thành phần của không khí. 
  • Tiến hành được thí nghiệm đơn giản để xác định thành phần phần trăm thể tích của oxygen trong không khí. 
  • Trình bày được vai trò của không khí đối với tự nhiên.
  • Trình bày được sự ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, nguồn gây ô nhiễm không khí, biểu hiện của không khí bị ô nhiễm.
  • Nêu được một số biện pháp bảo vệ môi trường không khí.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 10 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Chất có tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí?

    • A.
      Oxygen.
    • B.
      Hydrogen.
    • C.
      Nitrogen.
    • D.
      Carbon dioxide
  • Câu 2:

    Chất nào sau đây gây hiệu ứng nhà kính?

    • A.
      Oxygen.
    • B.
      Hidrogen.
    • C.
      Carbon dioxide.
    • D.
      Nitrogen.
  • Câu 3:

    Những phát biểu nào sau đây mô tả tính chất vật lí, tính chất hoá học?

    a) Nước sôi ở 100°C.

    b) Xăng cháy trong động cơ xe máy.

    c) Lưu huỳnh là chất rắn, có màu vàng.

    d) Con dao sắt bị gỉ sau một thời gian tiếp xúc với oxygen và hơi nước trong không khí.

    e) Ở nhiệt độ phòng, nitơ là chất khí không màu, không mùi, không vị.

    • A.
      a, b, c
    • B.
      a, c, e 
    • C.
      c, d, e
    • D.
      b, c, e

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Khoa học tự nhiên 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Giải bài 1 trang 53 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 2 trang 53 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 3 trang 53 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 4 trang 53 SGK KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.1 trang 31 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.2 trang 31 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.3 trang 31 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.4 trang 31 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.5 trang 31 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.6 trang 31 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.7 trang 31 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.8 trang 32 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.9 trang 32 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.10 trang 32 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.11 trang 32 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.12 trang 32 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.13 trang 32 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.14 trang 32 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.15 trang 32 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.16 trang 33 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.17 trang 33 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.18 trang 33 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải bài 10.19 trang 33 SBT KHTN 6 Chân trời sáng tạo – CTST

Hỏi đáp Bài 10 Khoa học tự nhiên 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Khoa học tự nhiên Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button