Hỏi Đáp

Không tuân thủ quy định cách ly phạt thế nào?

Không tuân thủ quy định cách ly phạt thế nào? Những ngày gần đây xảy ra trường hợp nhiều người không tuân thủ quy định cách ly y tế làm lây lan dịch bệnh. Vậy những hành vi trên bị xử lý thế nào?

Bạn đang xem: Không tuân thủ quy định cách ly phạt thế nào?

1. Không tuân thủ quy định cách ly phạt thế nào?

1.1 Không tuân thủ quy định cách ly bị phạt hành chính

Không tuân thủ quy định cách ly mà chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng, chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định số 117/2020/NĐ-CP.

Theo Quyết định số 219/QĐ-BYT ngày 29-1-2020 của Bộ Y tế, Covid-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Việc không tuân thủ quy định cách ly y tế sẽ bị xử phạt theo quy định tại điều 11 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP như sau:

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

– Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;

– Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu;

– Cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế tại địa điểm không đủ điều kiện thực hiện cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế theo quy định của pháp luật.

Ngoài việc bị xử phạt hành chính từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, người vi phạm còn bị buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế.

1.2 Không tuân thủ quy định cách ly bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Không tuân thủ quy định cách ly phạt thế nào?

Công văn số 45/TANDTC-PC có quy định:

1.1. Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người”, quy định tại Điểm c, Khoản 1 Điều 240 BLHS và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:

a) Trốn khỏi nơi cách ly;

b) Không tuân thủ quy định về cách ly;

c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.

1.2. Người chưa bị xác định mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 BLHS:

a) Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa;

b) Không tuân thủ quy định cách ly;

c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;

d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối”.

=> Người nào có hành vi không tuân thủ quy định cách ly mà đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19 đã được thông báo cách ly gây lây truyền dịch Covid-19 cho người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b) Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a) Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ;

b) Làm chết 02 người trở lên.

Người nào không tuân thủ quy định cách ly đối với trường hợp chưa bị xác định mắc Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa mà gây gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

1. Bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Làm chết 02 người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

c) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

d) Là người có trách nhiệm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, về an toàn ở nơi đông người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 năm đến 12 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

2. Quy định về cách ly

2.1 Quy định về cách ly tập trung

Để biết các quy định về cách ly tập trung (thời gian cách ly tập trung, quy định sau khi cách ly tập trung), mời các bạn tham khảo bài: Các trường hợp phải cách ly tập trung

2.2 Quy định về cách ly tại nhà

Để biết những đối tượng phải cách ly tại nhà cũng như hướng dẫn của Bộ Y tế về việc cách ly tại nhà, mời các bạn tham khảo bài: Các trường hợp phải cách ly tại nhà

Trên đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏi Không tuân thủ quy định cách ly phạt thế nào? Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Hành chính, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • F1 âm tính mấy lần thì F2 được giải phóng?
  • Giãn cách xã hội có được đi làm không?
  • Giãn cách xã hội có được về quê không?
  • Giãn cách xã hội có được đi nơi khác không?
  • Cách ly tại nhà bao nhiêu ngày?
  • F2 có phải lấy mẫu xét nghiệm không?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button