Hỏi Đáp

Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Dù vợ chồng có ly hôn thì quyền đối với con cái vẫn không thể chấm dứt, trong số đó có quyền thăm con sau ly hôn. Vậy nếu quyền này bị người khác ngăn cản thì xử lý thế nào?

Bạn đang xem: Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến các bạn bài Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào? theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Nghị định 167/2013/NĐ-CP

1. Quyền thăm con sau ly hôn

Khoản 1 điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Khoản 3 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

=> Quyền thăm con sau ly hôn của cha, mẹ được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.

2. Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Không cho thăm con sau khi ly hôn sẽ bị xử lý như thế nào?

Quyền thăm con là quyền của cha, mẹ được pháp luật bảo vệ => Nếu người khác xâm phạm quyền này thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật, cụ thể:

Điều 53 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Vậy bị ngăn cản thăm nuôi con sau ly hôn thì làm thế nào?

=> Nếu bạn không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thăm nom con thì khi bị ngăn cản việc thăm gặp con bạn có thể báo lên công an, UBND xã.

3. Không chu cấp có được quyền thăm con?

Như đã trình bày tại mục 1, quyền thăm con là quyền của cha, mẹ, không phụ thuộc vào vấn đề chu cấp hay không

=> Nếu bạn không chu cấp cho con nhưng không thuộc trường hợp bị hạn chế quyền thăm con dưới đây thì bạn vẫn được quyền thăm con. Nếu có người ngăn bản bạn có thể báo với những người có thẩm quyền được nêu ra tại mục 2 bài này để được bảo vệ quyền lợi

4. Hạn chế quyền thăm con sau ly hôn

Thăm con sau ly hôn là quyền của cha mẹ, tuy nhiên không phải lúc nào cũng được thực hiện quyền này một cách tự do, bừa bãi.

Trong một số trường hợp, cha mẹ có thể bị hạn chế quyền thăm nom con, cụ thể:

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

=> Nếu bạn lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và bị người trực tiếp nuôi con yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom thì bạn sẽ bị hạn chế quyền thăm con.

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã cung cấp quy định pháp luật về Quyền thăm nom con sau ly hôn. Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mục Dân sự, mảng Hỏi đáp pháp luật

Các bài viết liên quan:

  • Thủ tục làm giấy khai sinh khi không có đăng ký kết hôn
  • Thủ tục đăng ký khai sinh quá hạn 2021
  • Xử lý hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button