Hỏi Đáp

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp?

Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp nào? Chỗ ở là nơi cá nhân sinh hoạt hàng ngày và cũng là nơi riêng tư của mỗi người được pháp luật bảo vệ quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Bạn đang xem: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp?

Vậy pháp luật quy định cụ thể về vấn đề Không được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp như thế nào? Hoa tieu.vn sẽ giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc trong bài viết này.

    Contents

    1. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp?

    Quyền không xâm phạm chỗ ở của người khác 2023 mới nhất được quy định rằng: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

    Để hiểu rõ chúng ta cùng phân tích ví dụ về quyền không xâm phạm chỗ ở của người khác như sau:

    Chọn từ thích hợp để hoàn thành câu sau: “Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác
    nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp ….. cho phép.”

    A. cảnh sát

    B. công an

    C. tòa án

    D. pháp luật

    Giải thích: D là đáp án đúng

    Pháp luật bảo vệ quyền con người, quyền công dân của mỗi cá nhân. Không ai có quyền xâm phạm tới đời sống riêng tư, trong đó có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định trong Hiến pháp 2013 quy định tại Điều 21 và Điều 22 như sau:

    Điều 21.

    1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

    Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn

    Điều 22.

    1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

    2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

    3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

    Chỗ ở có thể hiểu là nơi trú ngụ của con người, chỗ ở thường là nhà ở, phương tiện, hoặc bất cứ dưới hình thức nào mà con người lựa chọn để cư trú. Hình thức chỗ ở khác nhau là do hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, lối sống có sự khác biệt giữa các vùng miền, dân tộc, tôn giáo.

    Tuy nhiên, chỗ ở phải là chỗ ở hợp pháp của mỗi cá nhân thì mới được pháp luật đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

    2. Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

    Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp?
    Trắc nghiệm GDCD 6: Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp?

    Tội xâm phạm chỗ ở của người khác được đưa vào Bộ luật hình sự 2015 tại Điều 158 và được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 31 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 như sau:

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

    b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

    c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    c) Phạm tội 02 lần trở lên;

    d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Người nào có hành vi xâm phạm đến chỗ ở của người khác như: khám xét trái pháp luật, đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ một cách trái pháp luật, chiếm giữ, cản trở, xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Với những tội phạm có tính tổ chức, phạm tội nhiều lần hoặc gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Việc ban hành ra các điều luật trên nhằm ngăn chặn và xử phạt các hành vi xâm phạm tới quyền riêng tư nói chung và xâm phạm chỗ ở nói riêng.

    Trên đây là ý kiến chung nhất của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý trừ trường hợp. Bài viết chỉ mang tính tham khảo, tùy tình huống thực tế có các căn cứ pháp lý khác, nên sẽ có sự sai biệt với nội dung giới thiệu trên.

    Mời các bạn cùng tìm hiểu một số vấn đề liên quan mục Dân sự thuộc chuyên mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ như:

      Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

      Chuyên mục: Hỏi Đáp

      Để lại một bình luận

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

      Back to top button