Kết quả rèn luyện được chia làm mấy loại?
Kết quả rèn luyện được chia làm mấy loại? Trong quá trình học tập và rèn luyện thì những sinh viên thì luôn được tổng hợp đánh giá kết quả rèn luyện dựa trên những tiêu chí cho sẵn. Cụ thể kết quả rèn luyện của sinh viên được chia thành mấy loại. Mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết dưới đây.
Bạn đang xem: Kết quả rèn luyện được chia làm mấy loại?
Contents
1. Kết quả rèn luyện được chia làm mấy loại?
Theo điều 9 Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 9. Phân loại kết quả rèn luyện
1. Kết quả rèn luyện được phân thành các loại: xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu và kém.
2. Phân loại kết quả rèn luyện:
a) Từ 90 đến 100 điểm: loại xuất sắc;
b) Từ 80 đến dưới 90 điểm: loại tốt;
c) Từ 65 đến dưới 80 điểm: loại khá;
d) Từ 50 đến dưới 65 điểm: loại trung bình;
đ) Từ 35 đến dưới 50 điểm: loại yếu;
e) Dưới 35 điểm: loại kém.
Cụ thể kết quả rèn luyện được chia thành 6 loại từ cao đến thấp là xuất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu, kém.
Các tiêu chí đánh giá được nêu trong mục dưới đây.
2. Các tiêu chí đánh giá kết quả rèn luyện
Cụ thể trong quy định tại Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT cũng quy định các tiêu chí đánh giá và nội dung tiêu chí đánh giá như sau:
Các tiêu chí đánh giá (Điều 3) | Nội dung tiêu chí đánh giá (Điều 4-8) |
Ý thức tham gia học tập | 1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá: a) Ý thức và thái độ trong học tập; b) Ý thức và thái độ tham gia các câu lạc bộ học thuật, các hoạt động học thuật, hoạt động ngoại khóa, hoạt động nghiên cứu khoa học; c) Ý thức và thái độ tham gia các kỳ thi, cuộc thi; d) Tinh thần vượt khó, phấn đấu vươn lên trong học tập; đ) Kết quả học tập. 2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm. |
Ý thức chấp hành nội quy, quy chế, quy định trong nhà trường | 1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá: a) Ý thức chấp hành các văn bản chỉ đạo của ngành, của cơ quan chỉ đạo cấp trên được thực hiện trong cơ sở giáo dục đại học; b) Ý thức chấp hành các nội quy, quy chế và các quy định khác được áp dụng trong cơ sở giáo dục đại học. 2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm. |
Ý thức tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội | 1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá: a) Ý thức và hiệu quả tham gia các hoạt động rèn luyện về chính trị, xã hội, văn hóa, văn nghệ, thể thao; b) Ý thức tham gia các hoạt động công ích, tình nguyện, công tác xã hội; c) Tham gia tuyên truyền, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội. 2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 20 điểm. |
Ý thức công dân trong quan hệ cộng đồng | 1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá: a) Ý thức chấp hành và tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cộng đồng; b) Ý thức tham gia các hoạt động xã hội có thành tích được ghi nhận, biểu dương, khen thưởng; c) Có tinh thần chia sẻ, giúp đỡ người thân, người có khó khăn, hoạn nạn. 2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 25 điểm. |
Ý thức và kết quả tham gia công tác cán bộ lớp, các đoàn thể, tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học hoặc người học đạt được thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện | 1. Các tiêu chí để xác định điểm đánh giá: a) Ý thức, tinh thần, thái độ, uy tín và hiệu quả công việc của người học được phân công nhiệm vụ quản lý lớp, các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học; b) Kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, quản lý các tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và các tổ chức khác trong cơ sở giáo dục đại học; c) Hỗ trợ và tham gia tích cực vào các hoạt động chung của lớp, tập thể, khoa và cơ sở giáo dục đại học; d) Người học đạt được các thành tích đặc biệt trong học tập, rèn luyện. 2. Khung điểm đánh giá từ 0 đến 10 điểm. |
Có thể thấy trong những tiêu chí này yêu cầu sinh viên cần có sự học tập và rèn luyện một cách toàn diện. Sinh viên phải học tập, tuân thủ quy định của nhà trường và tham gia các hoạt động tại nhà trường và xã hội. Việc đánh giá các tiêu chí rèn luyện như vậy đảm bảo cho sinh viên học tập và rèn luyện đầy đủ các kỹ năng xã hội tốt hơn để khi ra trường bắt đầu một cuộc sống tự lập.
Trong số những tiêu chí trên đây có những tiêu chi liên quan đến hoạt động nhà trường và xã hội sinh viên có thể không tham gia nhưng việc này sẽ khiến kết quả rèn luyện của bạn sẽ thấp.
3. Một số tiêu chí phân loại đánh giá kết quả rèn luyện
Theo quy định tại điều 10 Thông tư 16/2015/TT-BGDĐT về phân loại đánh giá kết quả rèn luyện là:
1. Trong thời gian người học bị kỷ luật mức khiển trách, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại khá.
2. Trong thời gian người học bị kỷ luật mức cảnh cáo, khi đánh giá kết quả rèn luyện không được vượt quá loại trung bình.
3. Người học bị kỷ luật mức đình chỉ học tập không được đánh giá rèn luyện trong thời gian bị đình chỉ.
4. Người học bị kỷ luật mức buộc thôi học không được đánh giá kết quả rèn luyện.
5. Người học hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp chậm so với quy định của khóa học thì tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện trong thời gian đang hoàn thành bổ sung chương trình học và tốt nghiệp, tùy thuộc vào nguyên nhân để quy định mức đánh giá rèn luyện tại kỳ bổ sung.
6. Người học khuyết tật, tàn tật, mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc cha hoặc mẹ, hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn có xác nhận của địa phương theo quy định đối với những hoạt động rèn luyện không có khả năng tham gia hoặc đáp ứng yêu cầu chung thì được ưu tiên, động viên, khuyến khích, cộng điểm khi đánh giá kết quả rèn luyện qua sự nỗ lực và tiến bộ của người học tùy thuộc vào đối tượng và hoàn cảnh cụ thể.
7. Người học nghỉ học tạm thời được bảo lưu kết quả rèn luyện sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện khi tiếp tục trở lại học tập theo quy định.
8. Người học đồng thời học hai chương trình đào tạo sẽ được đánh giá kết quả rèn luyện tại đơn vị quản lý chương trình thứ nhất và lấy ý kiến nhận xét của đơn vị quản lý chương trình thứ hai làm căn cứ, cơ sở để đánh giá thêm. Trường hợp chương trình thứ nhất đã hoàn thành thì đơn vị quản lý chương trình thứ hai sẽ tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện của người học.
9. Người học chuyển trường được sự đồng ý của Hiệu trưởng hai cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả rèn luyện của cơ sở giáo dục đại học cũ khi học tại cơ sở giáo dục đại học mới và tiếp tục được đánh giá kết quả rèn luyện ở các học kỳ tiếp theo.
Có thể thấy nếu sinh viên bị kỷ luật thì chắc chắn không được kết quả rèn luyện ở mức tốt vì đã vi phạm các nội quy của nhà trường.
Trong nội dung còn quy định về trường hợp sinh viên bảo lưu kết quả học tập và học hai trường hoặc chuyển trường vẫn sẽ được đánh giá trở lại nếu quay lại học tập tiếp.
Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Kết quả rèn luyện được chia làm mấy loại? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật liên quan.
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp