Giáo DụcLớp 6

Kể lại truyện Non-bu và Heng-bu (hay nhất) | Văn mẫu lớp 6

Mời các em học sinh lớp 6 cùng tham khảo tài liệu Kể lại truyện Non-bu và Heng-bu dưới đây. Với tài liệu này, các em sẽ rèn luyện và nâng cao được kĩ năng viết bài văn kể lại câu chuyện đã đọc hay và sáng tạo nhất. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em hiểu được quan niệm rằng người tốt sẽ luôn có kết cục tốt đẹp. Mời các em cùng tham khảo nhé! Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Non-bu và Heng-bu.

Bạn đang xem: Kể lại truyện Non-bu và Heng-bu (hay nhất) | Văn mẫu lớp 6

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

– Dẫn dắt kể lại câu chuyện.

b. Thân bài:

* Nhân vật người em:

– Heng-bu tốt bụng, hiền lành, bị cướp tài sản nhưng vẫn siêng năng làm lụng, không ganh ghét ai.

– Chăm sóc, băng bó cho nhạn con → được trả ơn bằng một hạt bầu, khi gieo xuống:

+ Quả đầu tiên – trân châu tuôn ào ạt.

+ Quả thứ hai – đầy hồng ngọc.

+ Quả thứ ba, thứ tư – toàn tiền vàng, tiền bạc.

→ Người em trở nên giàu có.

* Nhân vật người anh:

– Non-bu tham lam, xấu tính, cướp hết tài sản mà cha để lại, không giúp đỡ em trai khi gặp khó khăn.

– Khi nghe tin người em giàu có như thế, Non-bu cố gắng bắt chước để được trả ơn như Heng-bu.

– Người anh cố tình kéo một con nhạn non ra khỏi tổ rồi bẻ gãy chân → băng bó và dặn dò chú chim nhớ trả ơn mình.

– Cuối cùng, người anh cũng nhất được một hạt bầu:

+ Quả đầu tiên – các tráng sĩ tay cầm gậy đánh và đòi tiền Non-bu rồi mới tha mạng.

+ Quả thứ hai – bọn cướp dữ dằn lấy hết tài sản, lúa gạo mang đi.

+ Quả thứ ba và các quả còn – bọn yêu tinh hung tợn trừng trị Non-bu.

→ Người em trở thành ăn mày, chẳng còn một xu.

* Ý nghĩa, bài học:

– Người em Heng-bu: Ở hiền gặp lành.

– Người anh Non-bu: Ác giả ác báo.

→ Ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng.

– Người em mời gia đình anh trai về sống cũng mình: Tấm lòng nhân hậu, nhân ái, giàu lòng yêu thương.

c. Kết bài:

– Nhận xét về cách kết thúc truyện.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn kể lại truyện Non-bu và Heng-bu.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Ở một làng nọ có hai anh em. Người em là Heng-bu tốt bụng, siêng năng. Còn người anh là Non-bu tham lam, xấu tính. Người anh tranh giành hết tài sản cha để lại.

Một năm nọ, lũ lụt dâng cao, mùa màng thất bát, Heng-bu lâm vào cảnh nghèo. Chàng đến xin anh giúp nhưng bị đuổi đi. Mùa xuân tới, có đôi chim nhạn đến làm tổ, đẻ trứng và nuôi con dưới mái hiên nhà người em. Một hôm chàng đã cứu tổ chim khỏi bị trăn đến bắt, băng bó, bôi thuốc cho một con nhạn non không may bị rơi xuống đất. Mùa xuân nữa, chim nhạn lại về mang theo một hạt bầu cho chàng gieo trồng. Đến mùa thu hoạch, bổ ra những quả bầu toàn là trân châu, hồng ngọc, vàng bạc. Thấy người em có cuộc sống giàu có, người anh tò mò đến hỏi. Biết được sự tình, người anh chạy về bảo với vợ. Mùa đông, cũng có đôi chim nhạn đến làm tổ dưới mái hiên nhà người anh. Hắn kéo nhạn non rồi bẻ gãy chân, bôi thuốc rồi đòi trả ơn. Mùa xuân năm sau, con chim nhạn bị thương quay trở về cũng mang theo hạt bầu. Người anh gieo trồng, đến lúc thu hoạch bổ ra không thấy vàng bạc đâu chỉ thấy tráng sĩ tay cầm gậy đuổi đánh.

Nghe tin anh nghèo khó, suy sụp, Heng-bu vội chạy tới giúp đỡ anh. Người anh cảm động ôm chầm lấy em khóc nức nở.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Ngày xưa có hai anh em nọ. Người anh tên là Non-bu – tham lam, xấu tính. Còn người em tên là Heng-bu – hiền lành, tốt bụng.

Người anh lấy hết tài sản của cha để lại. Còn người em không có gì nhưng vẫn chăm chỉ làm ăn, giúp đỡ mọi người. Lũ lụt, mất mùa khiến cho gia đình người em nghèo túng. Heng-bu đến xin người anh giúp đỡ nhưng bị đuổi đi. Một năm nọ, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, Heng-bu đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân. Đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có. Non-bu thấy vậy về nhà mua một đôi chim nhạn để nuôi. Sau đó còn tự bẻ gãy chân một con chim nhạn rồi băng bó vết thương, để được trả ơn khi hạt bầu. Non-bu trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày.

Nghe tin anh trai nghèo khó, suy sụp chạy đến tìm và mời gia đình anh trai sống cùng mình. Người anh cảm động ôm chầm lấy em trai.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button