Giáo DụcLớp 6

Kể lại sự tích Bánh chưng bánh giầy (hay nhất) | Văn mẫu lớp 6

Bài văn mẫu kể lại sự tích Bánh chưng bánh giầy là tài liệu văn mẫu lớp 6 được Trường Tiểu học Thủ Lệ sưu tầm và đăng tải dưới đây. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp ích cho quá trình dạy và học của quý thầy cô giáo và các em học sinh, giúp những tiết học Văn sinh động và hiệu quả hơn. Mời quý thầy cô và các em cùng tham khảo! Ngoài ra, để củng cố và nâng cao kiến thức bài học được tốt hơn mời các em xem thêm bài giảng Bánh Chưng, bánh Giầy.

Bạn đang xem: Kể lại sự tích Bánh chưng bánh giầy (hay nhất) | Văn mẫu lớp 6

 

1. Sơ đồ tóm tắt gợi ý

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu chung:
  • Đời Hùng vương `o ngôi báu.

b. Thân bài

  • Diễn biến của truyện
    • Ý định của vua Hùng:
      • Muốn truyền ngôi cho một người con có đức, có tài.
      • Nghĩ ra cách chọn người xứng đáng: Mở cuộc thi làm cỗ dâng vua cha và Tiên vương.
    • Cuộc thi làm cỗ
      • Các lang (con trai vua) đua nhau làm cỗ thật to, thật ngon…
      • Lang Liêu được thần báo mộng, làm ra hai thứ bánh bằng gạo nếp dâng lên vua cha.
      • Hùng Vương chọn hai thứ bánh đó để tế Trời Đất cùng Tiên vương và đặt tên là bánh chưng, bánh giầy.

c. Kết bài

  • Kết thúc truyện
    • Lang Liêu được Vua trao cho ngôi bấu
    • Tục ngày Tết người Việt thường làm bánh chưng, bánh giầy để cúng xuất hiện từ đó.

Bài văn mẫu

Đề bài: Bằng trí tưởng tượng của bản thân, kể lại sự tích Bánh chưng, bánh giầy bằng lời văn của em.

Gợi ý làm bài

Ngày xửa ngày xưa, Hùng Vương thứ sáu đã già yếu nên muốn truyền ngôi nhưng cứ phân vân mãi không biết chọn ai trong số hai mươi người con trai của mình. Lúc ấy, nạn ngoại xâm tuy đã dẹp yên nhưng đời sống của dân chúng vẫn còn nghèo khó. Nhà vua hiểu rằng dân có ấm no thì ngai vàng mới vững nên có ý chọn người nối nghiệp thật xứng đáng, có đủ tài đức để chăm lo cho muôn dân. Nhân dịp Tết đến, nhà vua bèn gọi các con lại và phán rằng:

–  Tổ tiên ta từ khi dựng nước đến nay đã truyền được sáu đời. Nhiều lần giặc Ân xâm lấn bờ cõi, nhờ phúc ấm Tiên vương, ta đều đánh đuổi được chúng, thiên hạ được hưởng thái bình. Nhưng ta già rồi, không thể sống mãi ở đời. Người nối ngôi ta phải hiểu được chí ta, không nhất thiết phải là con trưởng. Năm nay, nhân lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý ta, ta sẽ truyền ngôi cho, có Tiên Vương chứng giám.

— Để xem được đầy đủ nội dung, mời quý thầy cô và các em vui lòng đăng nhập vào Trường Tiểu học Thủ Lệ để tải tài liệu về máy —

–  Bánh hình tròn là tượng Trời, ta đặt tên là bánh giầy. Bánh hình vuông là tượng trưng cho Đất, các thứ thịt mỡ, đậu xanh, lá dong là tượng cầm thú, cây cỏ muôn loài, ta đặt tên là bánh chưng. Lá bọc ngoài, mĩ vị để trong là ngụ ý đùm bọc lẫn nhau. Lang Liêu đã dâng lễ vật hợp với ý ta. Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám.

Lang Liêu trở thành một vị vua anh minh, nhân đức. Dưới triều đại của chàng, muôn dân no ấm và vui sống trong cảnh thanh bình.

Từ đấy về sau, nước ta có tục ngày Tết Nguyên Đán làm bánh chưng, bánh giầy để cúng Trời Đất, tổ tiên. Nếu thiếu hai thứ bánh này là thiếu hẳn hương vị Tết cổ truyền của dân tộc.

Trên đây là chỉ trích dẫn một phần sơ đồ tư duy, dàn bài chi tiết cùng một phần bài văn mẫu: Kể chuyện sự tích Bánh chưng bánh giầy. Hy vọng tài liệu này sẽ giúp các em làm quen, cũng như là ôn lại kiến thức, cách tìm ý, lập dàn bài, viết bài văn kể lại câu chyện đã nghe, đã đọc hoàn chỉnh đối với dạng bài văn kể chuyện.

Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm phần soạn bài bánh chưng bánh giầy và bài giảng bánh chưng bánh giầy để ôn lại những tình tiết, nội dung chính của bài giảng nhằm tạo cơ sở viết bài tốt hơn.

— MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button