Giáo Dục

Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 10 năm học 2021-2022

Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 10 năm học 2021-2022 giúp thầy cô tham khảo, để lên kế hoạch giáo dục dễ dàng hơn trong năm học mới. Mẫu được lập theo mẫu của Công văn 5512/BGDĐT 2020 về tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục trong trường học ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)

Bạn đang xem: Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 10 năm học 2021-2022

Kế hoạch dạy học Địa lý 10 được biên soạn chi tiết cho từng bài học. Mỗi bài học gồm bao nhiêu tiết học, các bài học thuộc tuần bao nhiêu để các thầy cô nắm được Kế hoạch dạy học, chuẩn bị hiệu quả. Mời các thầy cô tham khảo.

Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 10

SỞ GDĐT ……………

TRƯỜNG THPT ……………

TỔ: ……………

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC – NĂM HỌC 2022-2022

MÔN: ĐỊA LÝ CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

LỚP: 10

Tuần

Tiết theo PPCT

Tên bài học/chủ đề

Nội dung kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Hình thức tổ chức dạy học

HỌC KÌ I: 35 tiết

1

(7/9 – 12/9/2021)

1

Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

1. Phương pháp kí hiệu.

2.Phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

3. Phương pháp chấm điểm

4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ.

Phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ (Đối tượng biểu hiện, cách thể hiện, khả năng biểu hiện).

Nhận biết được một số phương pháp phổ biến để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlat.

Trên lớp

2

Bài 3: Sử dụng bản đồ trong học tập và đời sống.

I. Vai trò của bản đồ trong học tập và đời sống.

1. Trong học tập

2. Trong đời sống

II. Sử dụng bản đồ, Atlat trong học tập

1. Một số vấn đề cần lưu ý trong quá trình học tập địa lí trên cơ sở bản đồ

2. Hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí trong bản đồ, trong Atlat

Hiểu và trình bày được phương pháp sử dụng bản đồ, Atlat địa lí tìm hiểu đặc điểm của các đối tượng, hiện tượng và phân tích các mối quan hệ địa lí

Trên lớp

2

(14/9 – 19/9/2021)

3

Bài 4: Thực hành: Xác định một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ.

– Hiểu rõ một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ

– Nhận biết được một số đặc tính của đối tượng địa lí được biểu hiện trên bản đồ.

Trên lớp

4

Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái đất.

Bài 5: Vũ trụ. Hệ mặt trời và trái đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.

I. Khái quát về Vũ Trụ, Hệ Mặt Trời và Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

1. Vũ Trụ

2. Hệ Mặt Trời

3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời

II. Hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất.

1. Sự luân phiên ngày, đêm

2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế

3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể

– Hiểu được khái quát về vũ trụ, hệ mặt trời trong vũ trụ, trái đất trong hệ mặt trời.

– Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động tự quay quanh trục của trái đất.

Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của trái đất.

Trên lớp

3

(21/9 – 26/9/2021)

5

Bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh Mặt trời của Trái đất.

I. Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời.

II. Các mùa trong năm

III. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ

Trình bày và giải thích được các hệ quả chủ yếu của chuyển động quay xung quanh mặt trời của trái đất.

Sử dụng tranh ảnh, hình vẽ, mô hình để trình bày, giải thích các hệ quả chuyển động của trái đất.

Trên lớp

6

Chương III: Cấu trúc trái đất . Các quyển của lớp vỏ địa lí.

Bài 7: Cấu trúc Trái đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng.

I. Cấu trúc của Trái Đất

1. Lớp vỏ Trái Đất

2. Lớp Manti

3. Nhân Trái Đất

II. Thuyết kiến tạo mảng

– Nêu được sự khác nhau giữa các lớp cấu trúc của trái đất (lớp vỏ, lớp manti, lớp nhân) về thể tích , độ dày, thành phần vật chất cấu tạo chủ yếu, trạng thái.

– Biết được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển và vỏ trái đất.

– Trình bày được nôi dung cơ bản của thuyết kiến tạo mảng và vận dụng thuyết kiến taọ mảng để gải thích sơ lược sự hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất và núi lửa.

– Nhận biết cấu trúc bên trong của trái đất qua hình vẽ: Vị trí,độ dày của các lớp cấu trúc trái đất.

– Sử dụng tranh ảnh , hình vẽ,bản đồ để trình bày về thuyết kiến tạo mảng, cách tiếp xúc giữa các mảng và kết quả tiếp xúc.

Trên lớp

4

(28/9-3/10/2021)

7

Bài 8 : Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt trái đất.

I. Nội lực

II. Tác động của nội lực

1. Vận động theo phương thẳng đứng

2. Vận động theo phương nằm ngang

– Hiểu khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.

– Phân tích được tác động của vận động theo phương thẳng đứng và theo phương ngang đến địa hình bề mặt trái đất.

Quan sát và nhận biết được kết quả của các vận động kiến tạo đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ.

Trên lớp

8

Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiết 1)

I. Ngoại lực

II. Tác động của ngoại lực

1. Quá trình phong hóa

– Hiểu khái niệm ngoại lực, nguyên nhân sinh ra và các tác nhân ngoại lực.

– Trình bày được khái niệm về quá trình phong hóa. Phân biệt được: phong hóa lí học, phong hóa hóa học, phong hóa sinh học.

Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình phong hóa đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ.

Trên lớp

5

(5/10 – 10/10/2021)

9

Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất (tiếp theo)

II. Tác động của ngoại lực

2. Quá trình bóc mòn

3. Quá trình vận chuyển

4. Quá trình bồi tụ

– Phân biệt được những khái niệm: bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ và biết tác động của các quá trình này đến địa hình bề mặt trái đất.

– Phân tích được mối quan hệ giữa các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ.

Quan sát và nhận xét tác động của các quá trình: bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ đến địa hình bề mặt trái đất qua tranh ảnh, hình vẽ.

Trên lớp

10

Bài 10: Thực hành: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất núi lửa và các vùng núi trẻ trên bản đồ.

1. Xác định trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa.

2. Nhận xét sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa.

– Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ trên thế giới.

– Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ với các mảng kiến tạo.

– Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa và các dãy núi trẻ

Trên lớp

6

(12/10 – 17/10/202)

11

Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất.

I. Khí quyển

1. Khái niệm khí quyển

2. Các khối khí

3. Frông

II. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên TĐ

1. Bức xạ và nhiệt độ không khí

2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất

Biết được khái niệm khí quyển.

– Biết được nguyên nhân hình thành và tính chất của các khối khí.

– Biết được khái niệm Frong và các Frong, hiểu và trình bày được sự di chuyển của các khối khí,Frong và ảnh hưởng của chúng tới thời tiết, khí hậu.

– Trình bày được nguyên nhân hình thành và các nhân tố ảnh hưởng đến nhiệt độ không khí.

Nhận biết nội dung kiến thức qua: Hình ảnh,bảng thống kê.

Trên lớp

12

Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính.

I. Sự phân bố khí áp

1. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất

2. Nguyên nhân thay đổi của khí áp

II. Một số loại gió chính

1. Gió Tây ôn đới

2. Gió Mậu dịch

3. Gió mùa

4. Gió địa phương

– Phân tích mối quan hệ giữa khí áp và gió, nguyên nhân làm thay đổi khí áp.

– Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất,gió mùa và một số loại gió địa phương.

Nhận biết nguyên nhân hình thành một số loại gió chính qua bản đồ và các hình vẽ.

Trên lớp

7

(19/10 – 24/10/202)

13

Bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa.

I. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa

1. Khí áp

2. Frông

3. Gió

4. Dòng biển

5. Địa hình

II. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất

1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều theo vĩ độ

2. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố không đều do ảnh hưởng của đại dương

Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới lượng mưa và sự phân bố mưa trên trái đất.

– Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương với lượng mưa.

– Phân tích biểu đồ phân bố mưa theo vĩ độ

– Đọc phân tích phân bố mưa trên lược đồ

Trên lớp

14

Bài 14:Thực hành: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên trái đất. Phân tích biểu đồ một số kiểu khí hậu.

1. Đọc bản đồ các đới khí hậu trên Trái Đất.

2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của các kiểu khí hậu.

– Biết được sự hình thành và phân bố các đới, các kiểu khí hậu chính trên trái đất.

– Đọc bản đồ: xác định ranh giới các đới, sự phân hóa các kiểu khí hậu trong từng đới

Trên lớp

8

(26/10 – 31/10/202)

15

Ôn tập

Chương I: Bản đồ

Chương II: Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ Địa lí

Hệ thống hóa, khái quát hóa kiến thức của ba chương:

– Chương I: Bản đồ

– Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất

– Chương III: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí.

– Kĩ năng đọc, phân tích bản đồ, bảng số liệu, tính giờ

Trên lớp

16

Kiểm tra viết 1 tiết

Củng cố kiến thức nội dung kiến thức:

Chương I: Bản đồ

Chương II:Vũ Trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Chương III: Cấu trúc của Trái Đất. Các quyển của lớp vỏ Địa lí

Trả lời được các câu hỏi kiểm tra thuộc các chương:

– Chương I: Bản đồ

– Chương II: Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của trái đất

– Chương III: Cấu trúc của trái đất. Các quyển của lớp vỏ địa lí

Tính toán giờ ở một số địa phương, tính góc nhập xạ

Trên lớp

9

(2/11 – 7/11/2021)

17

Chủ đề: Thủy quyển

A. Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất.

I. Thủy quyển

1. Khái niệm

2. Tuần hoàn của nước trên Trái Đất

II. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông

1. Chế độ mưa, băng tuyết và nước ngầm

2. Địa thế, thực vật và hồ đầm

III. Một số sông lớn trên Trái Đất

B. Sóng. Thủy triều. Dòng biển

I. Sóng biển

II. Thủy triều

III. Dòng biển

– Biết được khái niệm thủy quyển.

– Hiểu và trình bày được vòng tuần hoàn của nước trên trái đất.

– Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông.

– Biết được đặc điểm và sự phân bố một số sông lớn trên thế giới.

– Mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra các hiện tượng: sóng biển, thủy triều, sự phân bố và chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới.

– Phân tích được mối quan hệ giữa các nhân tố tự nhiên với chế độ dòng chảy của một số con sông

– Sử dụng bản đồ các dòng biển trong đại dương thế giới để trình bày về các dòng biển lớn: tên một số dòng biển lớn, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy của chúng.

Trên lớp

18

10

(9/11 – 14/11/202)

19

Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng.

I. Thổ nhưỡng

II. Các nhân tố hình thành đất

1. Đá mẹ

2. Khí hậu

3. Sinh vật

4. Địa hình

5. Thời gian

6. Con người

– Biết được khái niệm thổ nhưỡng, thổ nhưỡng quyển.

– Trình bày được các nhân tố và vai trò của chúng đối sự hình thành đất.

Trên lớp

20

Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố sinh vật.

I. Sinh quyển

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật

1. Khí hậu

2. Đất

3. Địa hình

4. Sinh vật

5. Con người

Trình bày được khái niệm sinh quyển. xác định được giới hạn và vai trò của sinh quyển

– Hiểu và trình bày được vai trò của từng nhân tố vô cơ, sinh vật, con người đến sự phân bố sinh vật.

– Phân tích, nhận xét các hình vẽ, bản đồ để rút ra nhưng kết luận cần thiết.

– Xác lập mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên và con người đối với sinh vật

Trên lớp

11

(16/11 – 21/11/202)

21

Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên trái đất.

I. Sự phân bố sinh vật và đất theo vĩ độ

II. Sự phân bố sinh vật và đất theo độ cao

Hiểu được quy luật phân bố của một số loại đất và thảm thực vật chính trên trái đất

– Phân tích, nhận xét các hình vẽ, bản đồ để rút ra nhưng kết luận cần thiết.

Trên lớp

22

Chương IV: Một số quy luật của lớp vỏ địa lí.

Bài 20: Lớp vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.

I. Lớp vỏ địa lí

II. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí

1. Khái niệm

2. Biểu hiện của quy luật

3. Ý nghĩa thực tiễn

– Hiểu được khái niệm lớp vỏ địa lí.

– Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.

Sử dụng hình vẽ, lát cắt để trình bày về lớp vỏ địa lí (KN, giới hạn) và biểu hiện của qui luật thống nhất và hoàn chỉnh.

Trên lớp

12

(23/11 – 28/11/202)

23

Bài 21: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới.

I. Quy luật địa đới

1. Khái niệm

2. Biểu hiện của quy luật

II. Quy luật phi địa đới

1. Khái niệm

2. Biểu hiện của quy luật

– Hiểu và trình bày được một số biểu hiện của quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Sử dụng bản đồ kết hợp với kiến thức đã học để giải thích sự phân chia các đới gió, các đới KH.

Trên lớp

24

Chủ đề: Địa lí dân cư.

A. Dân số và sự gia tăng dân số

I. Dân số và tình hình phát triển dân số Thế giới

II. Gia tăng dân số

B. Cơ cấu dân số

I. Cơ cấu sinh học

II. Cơ cấu xã hội

C. Phân bố dân cư và đô thị hóa

I. Phân bố dân cư

II. Khái niệm các loại hình quần cư

II. Đô thị hóa

– Trình bày và giải thích được xu hướng biến đổi quy mô dân số thế giới và hậu quả của nó.

– Biết được các thành phần cấu tạo nên sự gia tăng dân số là GTTN và GTCH

– Hiểu và trình bày được các loại cơ cấu dân số (cơ cấu sinh học, cơ cấu XH).

– Trình bày được khái niệm phân bố dân cư, giải thích được đặc điểm phân bố dân cư theo không gian, thời gian. Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới sự phân bố dân cư.

– Trình bày được các đặc điểm của ĐTH, những mặt tích cực,tiêu cực của ĐTH.

– Vẽ biểu đồ về gia tăng dân số

– Phân tích biểu đồ và bảng số liệu về dân số: biểu đồ tỉ suất sinh, tỉ suất tử thô; các kiểu tháp dân số cơ bản; biểu đồ cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế.

– Phân tích và giải thích bản đồ Phân bố dân cư thế giới: xác định những khu vực thưa dân, đông dân trên thế giới. Giải thích nguyên nhân.

Trên lớp

13

(30/11 – 5/12/2021)

25

26

14

(07/12 – 12/12/2021)

27

28

15

(14/12 – 19/12/2021)

29

Chương VI- Cơ cấu nền kinh tế.

Bài 26: Cơ cấu nền kinh tế.

I. Các nguồn lực phát triển kinh tế

II. Cơ cấu nền kinh tế

– Trình bày được các loại nguồn lực và vai trò của chúng đối với sự phát triển KT-XH.

– Trình bày được khái niệm cơ cấu kinh tế và các bộ phận hợp thành cơ cấu kinh tế.

– Rèn kĩ năng quan sát, phân tích và nhận xét sơ đồ, bảng số liệu về nguồn lực phát triển KT và cơ cấu nền kinh tế.

– Biết cách tính toán, vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu nền kinh tế theo ngành của thế giới và các nhóm nước.

Trên lớp

30

Chương VII- Địa lí nông nghiệp

Bài 27: Vai trò. Đặc điểm. Các nhân tố ảnh hưởng tố phát triển và phân bố nông nghiệp. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp.

I. Vai trò và đặc điểm của nông nghiệp

1. Vai trò

2. Đặc điểm

II. Các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố nông nghiệp

III. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

1. Trang trại

2. Vùng nông nghiệp

– Trình bày được vai trò và đặc điểm của nông nghiệp.

– Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và kinh tế – xã hội tới phát triển và phân bố nông nghiệp

– Biết được một số hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp chủ yếu: trang trại, vùng nông nghiệp

– Biết phân tích và nhận xét những đặc điểm phát triển, những thuận lợi và khó khăn của điều kiện tự nhiên và KT-XH ở một địa phương đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp, phân tích sơ đồ.

– Nhận diện được các đặc điểm chính của các HTTCLTNN

Trên lớp

16

(21/12 – 26/12/2022)

31

Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt

I. Cây lương thực

1. Vai trò

2. Các cây lương thực chính

3. Các cây lương thực khác

II. Cây công nghiệp

1. Vai trò và đặc điểm

2. Các cây công nghiệp chủ yếu

III. Ngành trồng rừng

1. Vai trò của rừng

2. Tình hình trồng rừng

– Trình bày được vai trò, đặc điểm sinh thái, sự phân bố các cây lương thực chính và các cây công nghiệp chủ yếu.

– Trình bày được vai trò của rừng; tình hình trồng rừng.

– Sử dụng bản đồ Nông nghiệp thế giới để phân tích và giải thích sự phân bố các cây lương thực chính, các cây công nghiệp chủ yếu.

Trên lớp

32

Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi.

I. Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi

1. Vai trò

2. Đặc điểm

II. Các ngành chăn nuôi

III. Ngành nuôi trồng thủy sản

1. Vai trò

2. Tình hình nuôi trồng thủy sản

– Trình bày được vai trò, đặc điểm của ngành chăn nuôi, sự phân bố các ngành chăn nuôi: gia súc, gia cầm.

– Trình bày được vai trò của thủy sản, tình hình nuôi trồng thủy sản.

– Xác định trên bản đồ thế giới những vùng và quốc gia chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản chủ yếu.

– Xây dựng và phân tích biểu đồ, lược đồ về đặc điểm của ngành chăn nuôi và địa lí các ngành chăn nuôi

Trên lớp

Trên đây là Kế hoạch giáo dục môn Địa lý lớp 10 năm học 2021-2022. Mẫu gồm đầy đủ nội dung các tiết học theo tuần để các thầy cô tiện theo dõi, chuẩn bị cho năm học mới sắp tới.

Mời các thầy cô và các bạn tham khảo thêm các giáo án và tài liệu khác trong phần Dành cho giáo viên của mục Tài liệu của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button