Hỏi Đáp

Junior trong cấp bậc công việc là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, chắc hẳn các bạn đã từng nghe thấy khái niệm Junior. Junior là một trong những thuật ngữ được sử dụng vô cùng phổ biến trong các công ty, doanh nghiệp. Junior là gì? Mô tả công việc của Junior? Sự khác biệt giữa Senior và Junior ra sao? Đây là câu hỏi rất nhiều người quan tâm, để giải đáp được mời các bạn tham khảo nội dung bài viết của Trường Tiểu học Thủ Lệ nhé.

Bạn đang xem: Junior trong cấp bậc công việc là gì?

1. Junior là gì?

Junior được sử dụng để chỉ những bạn nhân viên mới, chưa có quá nhiều kinh nghiệm hoặc đa số sẽ không có kinh nghiệm. Những bạn đóng vai trò Junior trong dự án, doanh nghiệp thường sẽ thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, không có quá nhiều khó khăn để có thể nâng cao kinh nghiệm, hỗ trợ cho các Senior.

Thông thường, bạn có thể bắt gặp khái niệm Junior ở một số ngành nghề như Developer (lập trình viên), Marketing, Designer…

Junior trong cấp bậc công việc là gì?

2. Mô tả công việc của Junior

Như khái niệm của cấp bậc này, Junior chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ đơn giản, hỗ trợ cho Senior. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tham khảo một số công việc mà các bạn Junior thường thực hiện sau đây:

  • Hỗ trợ, thực hiện hoặc giải quyết những nhiệm vụ, nhóm công việc đơn giản, không yêu cầu quá nhiều kỹ năng mà chỉ cần áp dụng kiến thức mà họ đã được đào tạo.
  • Học hỏi, hỗ trợ cho các Senior hoặc những người có kinh nghiệm hơn.
  • Tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kiến thức từ công ty, doanh nghiệp nếu được yêu cầu.
  • Một số ngành đặc thù như Marketing, Truyền thông,… những bạn Junior đôi khi sẽ được tham gia setup, thực hiện các dự án, sự kiện của công ty.
  • Thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của người hướng dẫn, quản lý trực tiếp.

3. Những kỹ năng mà Junior cần trang bị

Mỗi ngành nghề, lĩnh vực sẽ có những đòi hỏi khác nhau về kỹ năng của Junior. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh của ngành nhân sự, nguồn cung nhân sự cấp bậc Junior mở rộng như hiện nay, để có thể tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng cũng như có cơ hội phát triển hơn trong quá trình làm việc, các bạn Junior nên trau dồi thêm những kỹ năng sau đây.

Kỹ năng học hỏi, thích ứng

Đây là kỹ năng mà bạn Junior nào cũng cần phải trau dồi, bởi trong quá trình làm việc bạn sẽ cần phải học hỏi nhiều cũng như thích ứng với các công việc một cách nhanh nhất. Khi có kỹ năng học hỏi, tiếp cận cũng như thích ứng tốt, bạn sẽ có thể phát triển, nâng cao thêm chuyên môn cũng như kỹ năng khác của mình.

Kỹ năng làm việc nhóm

Đối với các bạn Junior, thông thường khi mới bắt đầu một vị trí công việc nào đó, các bạn sẽ cần phải làm việc với một đội nhóm nhất định. Vì vậy, kỹ năng làm việc nhóm, kết nối với đồng nghiệp là điều hết sức cần thiết để công việc luôn được suôn sẻ.

Kỹ năng đàm phán

Kỹ năng đàm bán của các bạn Junior thường khá yếu, hầu hết các bạn sẽ làm việc theo sự phân công của người hướng dẫn. Tuy nhiên, không phải lúc nào người hướng dẫn cũng sẽ đưa ra các công việc phù hợp với Junior, vì vậy, kỹ năng đàm phán sẽ giúp bạn trong những trường hợp này, giảm bớt áp lực trong quá trình làm việc.

4. Mức lương của Junior có cao không?

Junior thường sẽ có mức lương không quá cao, đây là mức khởi điểm ở hầu hết các ngành và sẽ tùy thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề. Tuy nhiên, hầu hết sẽ có mức lương từ 5.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng (ngành nghề như Marketing, Designer,..) hoặc có thể lên đến 10.000.000 đồng/tháng (những ngành đặc thù khác như công nghệ thông tin).

5. Tìm việc làm Junior ở đâu?

Bạn có thể tìm kiếm những việc làm Junior ở các group chuyên ngành của lĩnh vực mà bạn làm việc hoặc tại trực tiếp các website tuyển dụng của các doanh nghiệp. Ngoài ra, để dễ dàng hơn bạn cũng có thể truy cập vào các nền tảng tuyển dụng trung gian như TopCV, job123,… để tìm kiếm và so sánh các việc làm Junior.

6. Sự khác biệt giữa Senior và Junior?

Tùy thuộc vào từng ngành nghề, lĩnh vực, sự khác nhau giữa Junior và Senior cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, sẽ có 3 điểm khác biệt chính mà bạn có thể nhận thấy ở các ngành nghề như sau:

  • Trình độ làm việc: Junior thường ở cấp độ, trình độ cơ bản thì Senior sẽ cần ở cấp độ cao cấp hơn bởi các Senior sẽ cần giải quyết những công việc phức tạp hơn. Thời gian làm việc của Senior cũng cần tối ưu và số lượng công việc có thể giải quyết trong cùng một thời gian so với Junior thường nhiều hơn.
  • Trình độ chuyên môn: Tính chuyên môn trong công việc của Senior thường có yêu cầu cao và khắt khe hơn so với các bạn Junior. Ví dụ đối với lĩnh vực Developer, thường những bạn Junior chỉ thực hiện các task công việc nhỏ trong một dự án nhưng các bạn Senior sẽ thực hiện công việc của cả một dự án.
  • Khác biệt rõ rệt nhất chính là khả năng nhìn nhận, giải quyết vấn đề: Khi gặp một vấn đề, sự cố, thông thường những bạn Junior sẽ chỉ nhìn vào cách giải quyết vấn đề đó, tuy nhiên, những bạn Senior sẽ quan tâm nhiều hơn đến bài học, kinh nghiệm nhận được sau sự cố đó là gì để hạn chế sự cố diễn ra lặp lại sau đó.

Trên đây Trường Tiểu học Thủ Lệ đã gửi tới các bạn câu trả lời cho câu hỏi Junior trong cấp bậc công việc là gì?

Mời bạn đọc cùng tham khảo thêm tại mục việc làm – nhân sự trong mục biểu mẫu nhé.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button