Hỏi Đáp

Hướng dẫn thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

Hướng dẫn thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Vì một số lý do mà nhiều người muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên vẫn còn nhiều thắc mắc về thủ tục này. Mời bạn đọc tham khảo chi tiết thêm thông tin trong bài viết này nhé.

Bạn đang xem: Hướng dẫn thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội mới nhất

1. Các trường hợp người lao động muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội

Có rất nhiều lý do khiến người lao động muốn hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ, tuy nhiên cơ quan BHXH chỉ thực hiện hủy sổ cho người lao động khi họ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH trước đây.

Các trường hợp người lao động muốn hủy sổ BHXH như:

  • Người lao động chuyển đi nơi khác sống và làm việc, không muốn sử dụng sổ BHXH cũ.
  • Tham gia BHXH trong một thời gian ngắn tại đơn vị cũ và không muốn quá trình tham gia BHXH bị phức tạp.
  • Đã nhận hưởng BHXH 1 lần, sổ cũ không còn giá trị hưởng lợi ích hoặc lợi ích nhỏ, muốn hủy sổ và làm sổ mới tại nơi làm việc mới.
  • Do quá trình chuyển công tác phức tạp nhiều người có tới 2 sổ bảo hiểm xã hội.
  • Sổ bảo hiểm xã hội cũ bị sai thông tin và không muốn làm các thủ tục điều chỉnh thông tin.

Khi đi làm tại đơn vị mới người lao động buộc phải làm thủ tục chốt sổ ở đơn vị cũ để có thể tham gia tiếp tục BHXH ở đơn vị mới. Tuy nhiên, việc không chốt sổ BHXH cũ khiến cho việc tham gia BHXH ở đơn vị mới khó khăn.

2. Quy trình hủy sổ BHXH

  • Bước 1: Chuẩn bị sổ BHXH cần hủy, các giấy tờ tùy thân hoặc sổ hộ khẩu bản gốc để xác nhận. Cơ quan BHXH sẽ chỉ hủy sổ BHXH trong trường hợp bạn có nhiều sổ hoặc phải đem sổ cần hủy đến trực tiếp để hủy chứ không hủy thông qua số sổ được.

  • Bước 2: Đến tại cơ quan BHXH cấp quận/huyện hoặc tỉnh TP nơi mình đăng ký tham gia BHXH ở đơn vị cũ thực hiện làm đơn xin hủy sổ BHXH. Đơn xin hủy sổ BHXH theo Mẫu TK1-TS phải kèm theo cam kết không thừa nhận quá trình đóng BHXH của mình trong thời gian ghi trên sổ BHXH mà bạn yêu cầu hủy.

  • Bước 3: Nộp đơn và chờ kết quả xác nhận đã hủy sổ từ cơ quan BHXH.

Sau khi làm hoàn tất các thủ tục hủy sổ BHXH cũ bạn có thể đăng ký tham gia BHXH và nhận sổ BHXH mới tại đơn vị mình đang làm việc.

3. Không đóng bảo hiểm xã hội, bao lâu thì mất?

Luật bảo hiểm xã hội 2014 chỉ quy định bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm hoặc tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, do vậy cá nhân tham gia đóng bảo hiểm chỉ có thể bảo lưu, tạm dừng hoặc hủy sổ bảo hiểm thì mới không phải đóng mức bảo hiểm hàng tháng nữa.

Căn cứ vào Điều 61 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại Điều 16 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

– Các trường hợp tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

+ Tạm dừng sản xuất, kinh doanh từ 01 tháng trở lên do gặp khó khăn khi thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc do khủng hoảng, suy thoái kinh tế hoặc thực hiện chính sách của Nhà nước khi tái cơ cấu nền kinh tế hoặc thực hiện cam kết quốc tế;

+ Gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, mất mùa.

Thời gian tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất theo tháng và không quá 12 tháng. Hết thời hạn tạm dừng đóng quy định , người sử dụng lao động và người lao động tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội và đóng bù cho thời gian tạm dừng đóng, số tiền đóng bù không phải tính lãi chậm đóng

– Tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà bị tạm giam được thực hiện như sau:

+ Người lao động bị tạm giam thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội;

+ Sau thời gian tạm giam, nếu được cơ quan có thẩm quyền xác định bị oan, sai thì thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị tạm giam.

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này, khi tạm thời bị mất việc làm được cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp làm dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài xác nhận thì thời gian này được tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất. Sau thời gian tạm thời mất việc làm nếu người lao động trở lại làm việc thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định, không thực hiện việc đóng bù bảo hiểm xã hội cho thời gian bị mất việc làm tạm thời.

Như vậy, với các trường hợp bảo lưu, tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, trong thời gian bảo lưu và tạm dừng thì cá nhân không phải đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng. Nhưng hết thời hạn tạm dừng và bảo lưu, cá nhân tiến hành đóng bù các khoản bảo hiểm xã hội và tiếp tục đóng các tháng tới.

4. Hủy sổ bảo hiểm xã hội online

Hiện nay thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội online vẫn chưa có văn bản nào triển khai theo hình thức này. Thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội online, người lao động muốn hủy sổ BHXH, không muốn thừa nhận quá trình tham gia BHXH, bao gồm cả bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) tại đơn vị cũ sẽ thực hiện theo hướng dẫn của cơ quan BHXH nơi người lao động thực hiện hủy sổ.

5. Tình huống về thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội

Hỏi:

Cho em hỏi về thủ tục hủy sổ bảo hiểm cũ. Trước đây em đi làm nhưng không lấy sổ. Em muốn lấy sổ sau 6 năm thì có được không ạ. Trường hợp em không muốn lấy sổ mà muốn hủy sổ làm lại sổ thì thủ tục ra sao?

Thủ tục hủy sổ bảo hiểm cũ làm lại sổ mới

Trả lời:

Thứ nhất, vấn đề lấy lại sổ bảo hiểm ở công ty cũ

Theo quy định tại Điều 48 Bộ luật lao động 2019 quy định như sau:

1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:

a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;

b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;

d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.

2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:

a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;

b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.

Như vậy, khi người lao động nghỉ việc người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp; bạn nghỉ việc đã được 6 năm và thời điểm nghỉ việc bạn không lấy lại sổ bảo hiểm xã hội. Nay bạn muốn lấy lại sổ bảo hiểm; bạn phải quay về công ty cũ yêu cầu công ty chốt sổ và trả lại sổ bảo hiểm cho bạn.

Thứ hai, về thủ tục hủy sổ bảo hiểm cũ làm sổ bảo hiểm xã hội mới

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Mục I Công văn 3663/BHXH-THU của Bảo hiểm xã hội thành phố Hồ Chí Minh quy định:

“5. Trường hợp NLĐ cam kết không thừa nhận quá trình tham gia BHXH; BHTN thì phải trình bày rõ trong Đơn đề nghị (mẫu D01-TS). Cán bộ xử lý nghiệp vụ khóa dữ liệu quá trình đóng BHXH; BHTN bằng phương án KB, KT và lập biên bản hủy sổ tại mục “Hủy có nhiều sổ”. Đơn đề nghị của NLĐ có phê duyệt của Ban Giám đốc BHXH quận; huyện hoặc Lãnh đạo phòng Thu BHXH Thành phố để thay thế cho sổ thu hồi. Trường hợp đặc biệt phải phục hồi lại quá trình đã khóa phương án KB; KT; thì chỉ được thực hiện khi có sự phê duyệt (nơi đã khóa dữ liệu trước đây) của Ban Giám đốc BHXH quận; huyện hoặc lãnh đạo phòng chức năng của Thành phố và đúng theo quy trình phục hồi số sổ đã hủy.”

Theo đó trường hợp người lao động không thừa nhận quá trình tham gia BHXH thì phải làm đơn đề nghị hủy sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu TK1-TS (thay thế cho mẫu D01-TS) nộp cho cơ quan BHXH quận, huyện hoặc lãnh đạo phòng thu BHXH tỉnh.

Như vậy, để hủy sổ bảo hiểm xã hội cũ bạn cần:

+ Đơn đề nghị hủy sổ bảo hiểm xã hội theo mẫu TK1- TS;

Bạn nộp giấy tờ trên và cam kết không thừa nhận quá trình đóng bảo hiểm xã hội của mình trong thời gian ghi trên sổ bảo hiểm xã hội mà bạn yêu cầu hủy cho cơ quan bảo hiểm xã hội huyện hoặc lãnh đạo phòng thu BHXH thành phố để được giải quyết.

Lưu ý:

Việc hủy sổ bảo hiểm đồng nghĩa với việc thời gian bạn tham gia bảo hiểm ở sổ bảo hiểm cũ không được tính làm căn cứ để hưởng các chế độ sau này của bạn. Bạn có thể cân nhắc giữa việc làm thủ tục hủy sổ bảo hiểm xã hội và Thủ tục gộp sổ bảo hiểm xã hội để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình.

Kết luận:

Khi nghỉ việc người sử dụng lao động có trách nhiệm chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội cho bạn. Trường hợp, bạn muốn hủy sổ bảo hiểm cũ để làm sổ bảo hiểm mới thì bạn tiến hành theo thủ tục như trên.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Bảo hiểm của phần Hỏi đáp pháp luật.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button