Hỏi Đáp

Hướng dẫn thiết lập bộ chỉ số chất lượng xét nghiệm

Quy trình thiết lập bộ chỉ số chất lượng xét nghiệm

Bộ chỉ số chất lượng xét nghiệm được ban hành kèm theo Thông tư 01/2013/TT-BYT hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng xét nghiệm tại cơ sở khám, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. Để nắm được quy trình thiết lập bộ chỉ số chất lượng xét nghiệm, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây.

Bạn đang xem: Hướng dẫn thiết lập bộ chỉ số chất lượng xét nghiệm

  • 38 bệnh viện sẵn sàng liên thông kết quả xét nghiệm

I. Yêu cầu và nội dung bộ chỉ số chất lượng xét nghiệm

1. Xây dựng bộ chỉ số, gồm 3 nhóm:

– Nhóm 1: Tổ chức và nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị, mua sắm vật tư, an toàn (bao gồm an toàn sinh học);

– Nhóm 2: Hoạt động chuyên môn (kiểm soát quá trình, tài liệu, hồ sơ, quản lý thông tin);

– Nhóm 3: Đánh giá, giám sát (quản lý sự cố, kiểm soát, dịch vụ khách hàng và cải tiến chất lượng liên tục).

2. Bộ chỉ số chất lượng xét nghiệm bảo đảm đánh giá được cả 3 quy trình: trước xét nghiệm; xét nghiệm; sau xét nghiệm.

3. Bộ chỉ số chất lượng xét nghiệmphải phù hợp với phòng xét nghiệm trong việc thực hiện các xét nghiệm thường quy.

II. Danh mục tham khảo chỉ số chất lượng xét nghiệm

STT

Chỉ số chất lượng xét nghiệm

Quy trình trước xét nghiệm

1

Thông tin về người bệnh đầy đủ, chính xác

2

Phiếu yêu cầu xét nghiệm hoàn thành đầy đủ thông tin và chính xác

3

Nhãn mẫu xét nghiệm được ghi thông tin đầy đủ, chính xác

4

Mẫu xét nghiệm được bảo quản và vận chuyển đúng quy định

5

Mẫu xét nghiệm được đựng trong dụng cụ phù hợp quy định

6

Thời gian lấy mẫu xét nghiệm

7

Tình trạng, hình thức bên ngoài của dụng cụ đựng mẫu xét nghiệm

8

Chất lượng mẫu xét nghiệm

9

Tỷ lệ nhiễm khuẩn của cấy nước tiểu

10

Tỷ lệ nhiễm khuẩn của cấy máu

11

Các mẫu xét nghiệm bị từ chối

12

Tỷ lệ tổn thương do kim tiêm đâm của nhân viên phòng xét nghiệm

Quy trình xét nghiệm

13

Thực hiện nội kiểm đúng định kỳ và có các xử lý hợp lý

14

Thực hiện ngoại kiểm

15

So sánh độ chính xác của các xét nghiệm nhanh với kết quả xét nghiệm thực hiện trong phòng xét nghiệm

16

Theo dõi và đánh giá năng lực nhân viên

17

Thời gian hoàn thành xét nghiệm

18

Số lần trang thiết bị y tế hỏng

19

Hết, thiếu sinh phẩm, thuốc thử

Quy trình sau xét nghiệm

20

Kết quả đúng và chính xác

21

Có trả kết quả các trường hợp giá trị vượt ngưỡng nguy kịch

22

Sự hài lòng của khách hàng

23

Thời gian trả kết quả xét nghiệm

24

Trả kết quả xét nghiệm chính xác không nhầm lẫn

25

Dịch vụ gián đoạn do các vấn đề về nhân sự

III. Hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm thực hiện việc xét nghiệm đối với các mẫu xét nghiệm; phối hợp thực hiện các công việc, kế hoạch với trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm được Bộ Y tế quyết định, cho phép thành lập hoạt động để bảo đảm chất lượng xét nghiệm tại phòng xét nghiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Phòng xét nghiệm tham chiếu là phòng xét nghiệm thuộc cơ sở khám bệnh chữa bệnh hoặc phòng xét nghiệm khác được Bộ Y tế quyết định công nhận, có trách nhiệm thực hiện các xét nghiệm tham chiếu và cung cấp kết quả xét nghiệm tham chiếu theo yêu cầu của Bộ Y tế, Sở Y tế, theo đề nghị của trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm trong công tác kiểm chuẩn căn cứ quy mô nhiệm vụ và năng lực của phòng xét nghiệm tham chiếu. Trong thời gian giữ vai trò là phòng xét nghiệm tham chiếu, phòng xét nghiệm sẽ chịu sự giám sát chất lượng của Bộ Y tế và trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm. Định kỳ ba năm một lần, Bộ Y tế đánh giá công nhận lại phòng xét nghiệm tham chiếu.

3. Trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm có vai trò là đơn vị thực hiện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ nhằm bảo đảm chất lượng xét nghiệm tại các phòng xét nghiệm thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (gồm cả phòng xét nghiệm tham chiếu). Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm triển khai thực hiện: các chương trình ngoại kiểm; giám sát chất lượng các phòng xét nghiệm; tham vấn chuyên môn về kiểm chuẩn và quản lý chất lượng; sử dụng kết quả xét nghiệm tham chiếu của phòng xét nghiệm tham chiếu làm căn cứ trong công tác kiểm chuẩn xét nghiệm.

4. Bộ Y tế, Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, y tế ngành thực hiện quản lý nhà nước, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các quy định đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phòng xét nghiệm và các phòng xét nghiệm tham chiếu trong quản lý chất lượng xét nghiệm; chỉ đạo hoạt động chuyên môn của các trung tâm kiểm chuẩn xét nghiệm. Bộ Y tế đánh giá và công nhận phòng xét nghiệm là phòng xét nghiệm tham chiếu đối với một hoặc nhiều loại xét nghiệm.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các bài viết liên quan tại mục Hỏi đáp pháp luật, Biểu mẫu như:

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button