Giáo DụcLớp 6Lớp 6 Chân Trời Sáng Tạo

Tin học 6 Bài 6: Mạng thông tin toàn cầu – Chân Trời Sáng Tạo

Bạn đang xem: Tin học 6 Bài 6: Mạng thông tin toàn cầu – Chân Trời Sáng Tạo

Ngay trong bài đầu tiên của chủ đề số 3 môn Tin học 6, các em sẽ được tìm hiểu tỉ mỉ về mạng thông tin toàn cầu. Nội dung bài học sẽ giúp cho các em biết được các hoạt động cơ bản trong xử lí thông tin, và giải thích được máy tính là công cụ hiệu quả để xử lí thông tin. Mời các em cùng tham khảo!

Kho thông tin khổng lồ trên Internet được tạo nên từ nhiều trang web.

– Trang siêu văn bản là trang văn bản đặc biệt, tích hợp nhiều dạng dữ liệu khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… và các liên kết trỏ đến vị trí khác trong trang hay các trang web khác.

– Mỗi trang web là một trang siêu văn bản được gán cho một địa chỉ.

– Mỗi website là tập hợp các trang web liên quan và được truy cập thông qua một địa chỉ.

Hình ảnh minh họa một web

Hình 3.1. Hình minh hoạ một website

– Mỗi website do một người hoặc một tổ chức quản lí. Trang chủ (homepage) của website là trang được mở ra đầu tiên khi truy cập website đó. Địa chỉ của trang chủ chính là địa chỉ của website.

– Hệ thống các website trên Internet tạo thành Mạng thông tin toàn cầu (World Wide Web, viết tắt là WWW).

Ví dụ:

http://thieunien.vn là địa chỉ của website báo Thiếu niên Tiền phong.

https://vi.wikipedia.org là địa chỉ trang chủ của website Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt.

https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet là địa chỉ của trang web về Internet trong website Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt.

→ Thông tin trên Internet được tạo nên từ nhiều trang web kết nối với nhau bởi các liên kết. Mỗi trang web có địa chỉ truy cập riêng.

→ Website là một tập hợp các trang web liên quan được truy cập thông qua một địa chỉ. Địa chỉ của trang chủ là địa chỉ của website.

→ World Wide Web (W ) là mạng thông tin toàn cầu, liên kết các website trên Internet.

1.2. Trình duyệt

– Người sử dụng muốn truy cập các website thì cần phải sử dụng một phần mềm ứng dụng được gọi là trình duyệt (web browser).

– Một số trình duyệt được dùng phổ biến là Mozilla Firefox, Google Chrome, Safari, Cốc Cốc, Microsoft Edge,…

– Các trình duyệt có các chức năng chính và cách sử dụng tương tự nhau. Người sử dụng có thể cài đặt và sử dụng nhiều trình duyệt trên một máy tính.

– Để truy cập một trang web, ta có thể nhập địa chỉ của trang đó vào thanh địa chỉ của trình duyệt.

– Trang web có chứa các liên kết chỉ dẫn tới các trang web khác. Nháy chuột vào liên kết để chuyển tới trang web được xác định bởi liên kết đó. Hoạt động di chuyển theo các liên kết được gọi là duyệt web. Quá trình này cho phép người sử dụng xem các trang web để lấy thông tin.

→ Trình duyệt là phần mềm giúp người dùng truy cập các trang web trên Internet.

→ Người sử dụng có thể theo các liên kết để khai thác thông tin từ các trang web.

1.3. Thực hành: Khai thác thông tin trên trang web

Nhiệm vụ

– Sử dụng trình duyệt truy cập vào trang Bách khoa toàn thư mở tiếng Việt có địa chỉ https://vi.wikipedia.org để xem và tra cứu thông tin.

– Khai thác thông tin trên một số trang web thông dụng.

Hướng dẫn (Các hướng dẫn sau đây sử dụng trình duyệt Google Chrome để minh hoạ.)

a) Mở trình duyệt

– Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt.

– Nhập địa chỉ trang web vào ô địa chỉ.

– Nhấn phím Enter.

b) Xem thời tiết, thời sự

Trang thông tin dự báo thời tiết

Hình 3.2: Trang thông tin dự báo thời tiết của trung tâm khí tượng thủy văn quốc gia Việt Nam

Trang thông tin đài truyền hình Việt Nam

Hình 3.3: Trang thông tin của Đài truyền hình Việt Nam

Bài 1. Em hãy kể tên một số trình duyệt mà em biết?

Hướng dẫn giải

Một số trình duyệt là: Mozilla Firefox, Cốc cốc, Google Chrome, Microsoft Edge, Safari,…

Bài 2. Để truy cập một trang web ta cần làm thế nào?

Hướng dẫn giải

Để truy cập một trang web, ta cần sử dụng một trình duyệt

– Nháy đúp chuột vào biểu tượng trình duyệt.

– Nháy địa chỉ trang web vào ô địa chỉ của trình duyệt.

– Nhấn phím Enter.

Bài 3. Thông tin trong một cuốn sách được tổ chức như thế nào?

Hướng dẫn giải

Trong một cuốn sách, thông tin được sắp xếp tuần tự. Ví dụ sách Tin học 6 có các chủ đề, trong mỗi chủ đề có một số bài học, mỗi bài học có các phần, trong từng phần sẽ trình bày nội dung cụ thể.

Bài 4. Em đã xem thông tin trên Internet chưa? Trên Internet có những dạng thông tin gì?

Hướng dẫn giải

Trên Internet có nhiều dạng thông tin khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… và các liên kết trỏ đến vị trí khác trong trang hay các trang web khác.

Bài 5. Em hãy ghép mỗi nội dung ở cột A với một nội dung phù hợp ở cột B

A

B

1) Website là tập hợp 

a) sử dụng trình duyệt web.

 

2) Khi duyệt web, muốn chuyển đến một nội dung hoặc một trang web khác thì ra nháy chuột vào

b) website trên Internet.

3) Để truy cập các trang web ta cần

c) các trang web liên quan được truy cập thông qua một địa chỉ.

4) WWW là hệ thống các 

d) liên kết trỏ đến đó.

Hướng dẫn giải

1 – c

2 – d

3 – a

4 – b

Luyện tập

Sau bài học này, học sinh sẽ có được kiến thức về:

  • Trình bày được các khái niệm World Wide Web, website, địa chỉ của website, trình duyệt.
  • Biết cách sử dụng trình duyệt để vào trang web cho trước xem và nêu được các thông tin chính trên trang web đó
  • Khai thác được các thông tin trên một số trang web thông dụng: tra từ điển, xem tin thời tiết, thời sự…
  • Phát triển tư duy logic, năng lực phân tích, đánh giá, khái quát và giải quyết vấn đề.
  • Rèn kĩ năng hợp tác, giao tiếp và thuyết trình

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Tin học 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Ứng dụng của Internet là gì?

    • A.
      Học qua mạng
    • B.
      Trao đổi thông tin qua thư điện tử
    • C.
      Mua bán qua mạng
    • D.
      Tất cả đều đúng
  • Câu 2:

    Mạng Internet thuộc loại mạng nào dưới đây?

    • A.
      Mạng diện rộng
    • B.
      Mạng khu vực
    • C.
      Mạng toàn cầu
    • D.
      Mạng miễn phí
  • Câu 3:

    Nội dung của một gói tin bao gồm:

    • A.
      Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi, tên người giao dịch ngày giờ gửi…
    • B.
      Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi
    • C.
      Địa chỉ người nhận, địa chỉ người gửi, dữ liệu, độ dài, thông tin kiểm soát lỗi và các thông tin phục vụ khác
    • D.
      Không đáp án nào đúng

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Tin học 6 Chân trời sáng tạo Chủ đề 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập hoạt động 1 trang 23 SGK Tin học 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 1 trang 24 SGK Tin học 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập 2 trang 25 SGK Tin học 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập luyện tập 1 trang 27 SGK Tin học 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập luyện tập 2 trang 27 SGK Tin học 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập vận dụng 1 trang 27 SGK Tin học 6 Chân trời sáng tạo

Bài tập vận dụng 2 trang 27 SGK Tin học 6 Chân trời sáng tạo

Hỏi đáp Bài 6 Tin học 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Tin học Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button