Hỏi Đáp

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân? Thẻ căn cước công dân là gì? Thẻ căn cước công dân có thể thay thế cho các loại giấy tờ nào? Từ 1/1/2016 liệu tất cả công dân Việt Nam có phải bắt buộc làm sang thẻ căn cước không? Mời bạn đọc cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu 10 điều cần biết về thẻ căn cước công dân sắp được thay thế cho Chứng minh nhân dân. Đây là thông tin quan trọng và rất hữu ích đối với tất cả công dân Việt Nam.

Bạn đang xem: Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Thủ tục cấp thẻ căn cước theo quy định mới

Thông tư 66/2015/TT-BCA quy định biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân

Thông tư 170/2015/TT-BTC quy định mức thu, nộp và quản lý lệ phí thẻ căn cước công dân

Bắt đầu từ 1/1/2016, theo Luật căn cước công dân số 59/2014/QH13 thì việc cấp thẻ căn cước công dân được triển khai rộng rãi cho người từ 14 tuổi trở lên và không mất phí, trường hợp đổi và cấp lại sẽ mất từ 50.000 đến 70.000 đồng. Thẻ căn cước công dân có gắn mã số định danh cá nhân (mã số công dân) sẽ được Nhà nước cấp miễn phí lần đầu cho từng người dân.

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

1. Đầu năm 2016, sẽ cấp thẻ căn cước công dân

Ngày 20/11/2014, Quốc hội thông qua Luật Căn cước công dân với tỷ lệ 76,66% đại biểu tán thành. Theo đó, từ ngày 1/1/2016 chứng minh thư nhân dân sẽ được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Đối với chứng minh thư nhân dân được cấp trước ngày Luật Căn cước công dân có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân.

2. Trên thẻ căn cước có gắn mã số công dân

Theo luật Căn cước công dân vừa được Quốc hội thông qua, các công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân, kèm theo đó mỗi công dân sẽ được cấp 1 mã số cụ thể và không trùng lặp với người khác.

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

3. Thẻ căn cước thay thế những loại giấy tờ nào?

Thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước thay thể các giấy tờ công dân được sử dụng từ trước đến nay như: số hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, sổ bảo hiểm xã hội,…

4. Thẻ có thể được sử dụng như hộ chiếu

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Thẻ căn cước công dân có thể được sử dụng thay hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ Căn cước công dân thay cho việc sử dụng hộ chiếu.

5. Những thông tin trên thẻ căn cước

Thẻ gồm thông tin như: ảnh, số thẻ, họ và tên khai sinh, ngày, tháng, năm sinh, giới tính, quốc tịch, quê quán, nơi thường trú; ngày, tháng, năm hết hạn.

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Mặt sau có thông tin được mã hóa; vân tay, đặc điểm nhân dạng của người được cấp thẻ; ngày, tháng, năm cấp thẻ; họ và tên, chức danh, chữ ký của người cấp thẻ và dấu có hình Quốc huy.

6. 14 tuổi trở lên được cấp thẻ căn cước

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Theo dự luật Căn cước công dân được Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014, từ ngày 1/1/2016, trẻ từ 14 tuổi trở lên sẽ được cấp thẻ căn cước công dân.

7. CMTND được cấp trước ngày 1/1/2016 vẫn có giá trị sử dụng

Từ nay đến 1/1/2016, công dân vẫn được cấp CMND 9 số (cấp thủ công) và 12 số (theo công nghệ mới). Các CMND này có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ căn cước công dân.

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân vẫn nguyên hiệu lực pháp luật. Các loại biểu mẫu đã phát hành có quy định sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân được tiếp tục sử dụng đến hết ngày 31/12/2019.

8. Thẻ phải được đổi 3 lần theo quy định

Thẻ Căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi 3 lần, khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.

9. Công dân được miến phí cấp thẻ căn cước

Công dân sẽ được miễn phí cấp thẻ căn cước công dân lần đầu và chỉ phải nộp lệ phí nếu cấp đổi hoặc cấp lại thẻ căn cước công dân từ 50.000 đến 70.000 đồng. Thủ tục cấp lại hoặc đổi thẻ cũng đơn giản hơn rất nhiều so với việc cấp lại, đổi chứng minh thư nhân dân.

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Cụ thể, người dân chỉ cần có đơn xin cấp lại hoặc đổi thẻ căn cước công dân, không cần xác nhận của công an xã, phường, thị trấn vì mọi thông tin về công dân đã được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu căn cước công dân.

10. Trong tương lai thẻ sẽ gắn chip để tiến tới thẻ công dân điện tử

Những điều cần biết về thẻ căn cước công dân

Dự kiến chậm nhất từ ngày 1/1/2020, việc cấp thẻ căn cước công dân được triển khai đồng bộ trên toàn quốc. Sau khi hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thẻ căn cước công dân sẽ được gắn chip để trở thành thẻ công dân điện tử, giúp người dân loại bỏ khá nhiều loại giấy tờ tùy thân khi tham gia các giao dịch trong đời sống hàng ngày.

Thẻ căn cước khác chứng minh thư như thế nào?

Cùng tìm hiểu sự khác biệt của thẻ căn cước công dân và chứng minh nhân dân cũng như thủ tục cấp thẻ căn cước công dân cụ thể và rõ ràng qua những thông tin dưới đây các bạn nhé!

Thẻ căn cước khác chứng minh thư như thế nào?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button