Hỏi Đáp

Một người làm cùng lúc 2 công ty cần biết điều gì?

Những điều người làm cùng lúc 2 công ty cần biết

Người lao động có thể ký hợp đồng lao động chính thức với 2 công ty được không, nghĩa vụ đóng thuế, bảo hiểm xã hội như thế nào? Đây là câu hỏi được rất nhiều người lao động thắc mắc. Mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Bạn đang xem: Một người làm cùng lúc 2 công ty cần biết điều gì?

Mức đóng BHXH bắt buộc mới từ ngày 01/6/2017

Quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ phép năm

Thông tư 19/2017/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện hoạt động huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

Cùng với xu hướng và tốc độ phát triển như hiện nay, thì 1 người có thể làm cùng lúc 2, 3 công ty là chuyện thường tình, nhưng mà hệ quả pháp lý ra sao đối với những đối tượng này, hay cụ thể hơn là cần phải biết điều gì, mời các bạn xem bài viết sau đây:

Quy định đối với người làm 2 công ty

Trước tiên, bạn cần phải chắc chắn rằng việc đảm nhiệm đồng thời 2, 3 công việc của bạn không vi phạm pháp luật, hãy kiểm tra lại tại đây.

Lưu ý rằng pháp luật lao động không hề cấm người lao động làm cùng lúc 2, 3 công ty, tuy nhiên, người lao động cần phải đảm bảo nghĩa vụ công việc của mình đối với từng công ty và không thuộc trường hợp bị cấm nêu trên.

(Nội dung này tại Điều 21 Bộ luật lao động 2012 có quy định)

1. VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin trong hợp đồng lao động, có đầy đủ các nội dung sau không?

  • Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Lưu ý rằng: Một số công ty sẽ có điều khoản buộc người lao động không được làm cùng lúc nhiều công ty, đây là thỏa thuận trái pháp luật lao động. Tuy nhiên, có thể tại nội dung này có thêm các nội dung liên quan đến bảo mật, bí mật kinh doanh… nên bạn cần lưu ý vấn đề này.

Bởi khi có tranh chấp xảy ra giữa người lao động và người sử dụng lao động về vấn đề người lao động cùng lúc làm nhiều công ty thì Tòa án sẽ tuyên nội dung thỏa thuận trên là trái pháp luật nên hợp đồng lao động bị vô hiệu 1 phần, nhưng có thể bạn sẽ bị kiện vì hành vi vi phạm bảo mật, bí mật kinh doanh…(nhưng nhớ rằng phải có đầy đủ các bằng chứng thì người sử dụng lao động mới có thể kiện)

2. VỀ CÁC KHOẢN BHXH, BHYT, BHTN

– Nguyên tắc đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên

Bạn chỉ cần đóng BHXH, BHTN đối với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên, tức là với công ty đầu tiên bạn giao kết hợp đồng lao động, còn các công ty còn lại thì không phải đóng, tuy nhiên, người sử dụng lao động của các công ty còn lại này phải thanh toán thêm cho bạn một khoản bằng với khoản BHXH, BHTN mà đáng lý ra họ phải đóng cho bạn.

– Nguyên tắc đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất

Trong số các công ty mà người lao động cùng lúc làm việc thì nơi nào có mức lương cao nhất thì người lao động thực hiện đóng BHYT theo HĐLĐ tại nơi đó.

3. VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PHẢI NỘP

Tiền lương, tiền công của bạn vẫn tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng, bạn chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân và cho người phụ thuộc tại một nơi làm việc, những nơi còn lại không được tính giảm trừ.

4. VỀ BÍ MẬT KINH DOANH

Khi đã làm cùng lúc 2, 3 công ty thì bạn cần tuân thủ quy định về bảo vệ bí mật kinh doanh, bởi nếu vi phạm, bạn có thể bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức khiển trách, kéo dài thời hạn nâng lương, cách chức hay nghiêm trọng hơn là sa thải.

Căn cứ pháp lý:

  • Điều 21, 124, 125 Bộ luật lao động 2012
  • Khoản 1 Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP
  • Khoản 4 Điều 85 Luật bảo hiểm xã hội 2014
  • Khoản 1 Điều 43 Luật việc làm 2013
  • Khoản 1.2 Điều 38 Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015
  • Điểm c Khoản 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button