Hỏi Đáp

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội? Hợp đồng làm việc là quyền tự do của công dân, nhưng pháp luật quy định một số quyền lợi bắt buộc mà người sử dụng lao động phải thực hiện cho công dân như bảo hiểm. Vậy hợp đồng lao động theo hình thức khoán có phải đóng bảo hiểm xã hội hay không? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu cụ thể nhé.

Bạn đang xem: Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Contents

1. Hợp đồng khoán việc là gì?

Trong các văn bản pháp luật hiện không quy định cụ thể về khái niệm hợp đồng khoán việc. Tuy nhiên dựa theo khái niệm chung về hợp đồng thì có thể hiểu:

Hợp đồng khoán việc là văn bản về thỏa thuận của bên nhận khoán việc và bên khoán về nội dung công việc được khoán, bên nhận việc phải thực hiện một khối lượng công việc theo yêu cầu, khi hoàn thành sẽ bàn giao kết quả cho bên giao, còn bên giao phải có trách nhiệm thanh toán và thu nhận kết quả công việc.

Ví dụ dễ hiểu như hợp đồng khoán việc xây dựng, hợp đồng khoán việc về một chuyên môn nào đó.

Có thể hiểu hợp đồng khoán việc là người nhận khoán không làm việc cố định mà nhận việc tự do theo khả năng, không cố định nơi làm việc, người sử dụng lao động.

Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội?
Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội?

2. Hợp đồng lao động là gì?

Căn cứ vào điều 13 Bộ luật lao động 2019 quy định:

Điều 13. Hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.

2. Trước khi nhận người lao động vào làm việc thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

Như vậy có thể thấy Hợp đồng lao động là một hợp đồng ổn định quy định về việc trả công, tiền lương, điều kiện lao động và quyền nghĩa vụ mỗi bên. Người loa động phải làm việc dưới sự giám sát của người sử dụng lao động, tại địa điểm trong hợp đồng và công việc theo yêu cầu.

Từ đây có thể thấy hợp đồng lao động và hợp đồng khoán việc có điểm khác nhau là hợp đồng khoán việc mang tính chất dịch vụ chỉ có nội dung công việc, kết quả yêu cầu, thời gian và tiền thanh toán mà không quy định về điều kiện làm việc, sự quản lý, địa điểm làm việc cụ thể.

3. Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội?

Căn cứ vào khoản 1 điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy từ quy định này và dưa trên những phân tích trên có thể thấy Hợp đồng khoán việc không thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bởi hợp đồng khoán việc không có tính ổn định thường xuyên như hợp đồng lao động. Vì thế người làm việc theo hợp đồng khoán việc có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Trên đây là những tìm hiểu của Trường Tiểu học Thủ Lệ về vấn đề Hợp đồng khoán việc có phải đóng bảo hiểm xã hội? Mời bạn đọc tham khảo thêm những thông tin hữu ích trong mục Hỏi đáp pháp luật chuyên mục Bảo hiểm liên quan.

    Đăng bởi: Blog Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button