Hỏi Đáp

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động năm

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động năm 2021. Tai nạn lao động không còn là vấn đề mới mẻ đối với người lao động (NLĐ). Khi bị tai nạn lao động, NLĐ sẽ được hưởng các chế độ, chính sách của bảo hiểm. Vậy làm thế nào để được hưởng các chế độ đó? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động nhé.

Bạn đang xem: Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động năm

1. Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động

Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn lao động được quy định tại Điều 57 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 gồm các loại giấy tờ sau:

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị tai nạn lao động đối với trường hợp nội trú.

3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.

4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi thống nhất ý kiến với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Theo hướng dẫn của Cổng dịch vụ công quốc gia, thành phần hồ sơ giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động gồm các loại giấy tờ sau:

  • Bản chính Văn bản đề nghị giải quyết chế độ TNLĐ (mẫu 05A-HSB) của đơn vị SDLĐ;
  • Bản sao Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ hoặc BNN (trường hợp điều trị nội trú)
  • Biên bản giám định mức suy giảm KNLĐ của Hội đồng GĐYK hoặc bản sao Giấy chứng nhận bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong trường hợp bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp (tương đương mức suy giảm KNLĐ 61%), nếu GĐYK mà tỷ lệ suy giảm KNLĐ cao hơn 61% thì hồ sơ hưởng chế độ BNN trong trường hợp này phải có Biên bản GĐYK
  • Chỉ định của cơ sở KCB, cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo quy định về trang cấp PTTGSH (nếu có)
  • Hóa đơn, chứng từ thu phí giám định; bảng kê các nội dung giám định của cơ sở thực hiện GĐYK (trường hợp thanh toán phí GĐYK).

2. Bảo hiểm tai nạn lao động

Theo quy định tại Nghị quyết 68/NQ-CP thì:

Người sử dụng lao động được áp dụng mức đóng bằng 0% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào Quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN trong 12 tháng (thời gian từ ngày 1/7/2021 đến hết ngày 30/6/2022) cho người lao động thuộc đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm TNLĐ, BNN (trừ cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, người lao động trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được hưởng lương từ ngân sách nhà nước).

=> Từ ngày 01/7/2021 đến ngày 30/6/2022, thay vì phải đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ TNLĐ, BNN, thì doanh nghiệp dùng số tiền đó để chăm lo người lao động trong phòng chống dịch.

Hiện hành, mức đóng BHXH bắt buộc vào Quỹ TNLĐ, BNN được quy định tại Nghị định 58/2020/NĐ-CP như sau:

  • Mức đóng bình thường bằng 0,5% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH;
  • Mức đóng bằng 0,3% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề có nguy cơ cao về TNLĐ-BNN, nếu đủ điều kiện quy định, có văn bản đề nghị và được Bộ LĐ-TB&XH chấp thuận.

3. Bồi thường tai nạn lao động

Bồi thường tai nạn lao động

Đối tượng được bồi thường lao động theo Điều 3 Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH:

1. Đối tượng được bồi thường:

a) Người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết, trừ trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 4 của Thông tư này;

b) Người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau:

– Bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu;

– Bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

Trong đó điểm a khoản 1 điều 4 quy định:

Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động;

Người lao động bị tai nạn lao động được hưởng các mức bồi thường theo quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

  • Bồi thường ít nhất 30 tháng lương nếu suy giảm 81% khả năng lao động

Theo đó, đối tượng được bồi thường là người lao động bị tai nạn lao động làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết (trừ trường hợp tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động); người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo kết luận của Hội đồng Giám định Y khoa hoặc của cơ quan pháp y có thẩm quyền, thì được bồi thường trong các trường hợp sau: bị chết do bệnh nghề nghiệp khi đang làm việc hoặc trước khi chuyển làm công việc khác, trước khi thôi việc, trước khi mất việc, trước khi nghỉ hưu; bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bệnh nghề nghiệp theo kết quả thực hiện khám giám định bệnh nghề nghiệp định kỳ (theo quy định của Bộ Y tế).

Mức bồi thường đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tính như sau: a- Ít nhất bằng 30 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; b- Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

  • Trợ cấp tai nạn lao động

Thông tư cũng quy định, người lao động bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp: a- Tai nạn lao động mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra tai nạn lao động; b- Tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý.

Mức trợ cấp ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do tai nạn lao động; ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%.

  • Một số trường hợp đặc thù

Ngoài ra, trường hợp người lao động bị tai nạn khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở tại địa điểm và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác (không phải là bản thân người lao động bị tai nạn) gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động vẫn phải trợ cấp cho người lao động theo quy định trợ cấp tai nạn lao động.

Nếu người sử dụng lao động không đóng BHXH cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Luật BHXH thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định, người sử dụng lao động phải trả chế độ BHXH thay cơ quan BHXH cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp…

Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa gửi đến bạn đọc hồ sơ để hưởng chế độ tai nạn lao động và các quy định của pháp luật về bồi thường tai nạn lao động. Đây là những chính sách của nhà nước nhằm chia sẻ những khó khăn của NLĐ khi gặp những sự cố đáng tiếc trong quá trình lao động, cũng như một sự đảm bảo cho những NLĐ khi làm việc.

Các bạn nên nắm rõ các quy định về trường hợp được xem là tai nạn lao động, hồ sơ để được giải quyết hưởng chế độ tai nạn lao động để đảm bảo quyền lợi của mình.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.

Các bài viết liên quan:

  • Nghỉ thai sản có được hưởng hỗ trợ từ Nghị quyết 116?

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Hỏi Đáp

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button