Giáo DụcLớp 11

Hình tượng vua Quang Trung qua bài Chiếu cầu hiền

Chiếu cầu hiền là tâm tư và tấm lòng chân thành của vua Quang Trung dành cho người hiền, dành cho dân tộc, cho đất nước. Qua bài chiếu, ta hiểu hơn rất nhiều về nhân cách của vị vua tài ba, rất đỗi sâu sắc và khéo léo trong cách ứng xử. Và để hiểu hơn hình tượng vua Quang Trung qua bài Chiếu cầu hiền, Trường Tiểu học Thủ Lệ mời các em tham khảo tài liệu dưới đây. Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chiếu cầu hiền để nắm vững kiến thức cần đạt về văn bản này hơn.

Bạn đang xem: Hình tượng vua Quang Trung qua bài Chiếu cầu hiền

A. Sơ đồ gợi ý

Sơ đồ tư duy hình tượng vua Quang Trung qua Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

B. Dàn ý chi tiết

a. Mở bài

  • Giới thiệu bài Chiếu cầu hiền
  • Dẫn dắt vào vấn đề: Hình tượng vua Quang Trung

b. Thân bài

  • Khái quát chung
    • Xuất xứ: Ngô Thì Nhậm viết thay vua Quang Trung vào khoảng năm 1788 – 1789 nhằm thuyết phục trí thức cũ đất Bắc Hà ra cộng tác với triều Tây Sơn
    • Thể lọai: Chiếu – văn bản do vua, chúa ban ra để triều đình hoặc toàn dân đọc và thực hiện mệnh lệnh hoặc yêu cầu trọng đại nào của đất nước, hoàng tộc hay bản thân nhà vua.
    • Chủ đề: Chiếu cầu hiền bày tỏ tâm huyết, nhiệt tình tha thiết của vua Quang Trung mong có được hiền tài ra giúp nước
  • Nội dung chính:
    • Một nhà vua có tầm nhìn và chiến lược đúng đắn:
      • Tôn trọng hiền tài và hiểu rõ vài trò của người hiền đối với đất nước
      • Đưa ra những sách lược đúng đắn để kêu gọi người tài ra giúp vua giúp nước
      • Một nhà vua yêu nước thương dân
      • Nhận thức rõ hoàn cảnh đất nước nên càng hiểu sâu sắc hơn vài trò của hiền tài à tỏ thái độ khiêm nhường để mời hiền tài
      • Tự chấp vấn bản thân để tìm ra những nguyên nhân làm các hiền tài trốn tránh việc giúp nước → trách nhiệm với đất nước, lo lắng cho dân tộc
      • Thể hiện thái độ tha thiết đối với việc mời hiền tài giúp nước
    • Nhận xét
      • Có tầm nhìn xa trông rộng và đưa ra những sách lược đúng đắn
      • Là một vị vua thương dân, trọng hiền tài
      • Một nhà vua có cách cư xử khéo léo, chân thành với những người có tài và có đức

c. Kết bài

  • Nêu cảm nhận chung, đánh giá và nhận xét về hình tượng vua Quang Trung
  • Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân

Bài văn mẫu

​Đề bài: Hình tượng vua Quang Trung qua bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm

Gợi ý làm bài

“Đánh cho để dài tóc

Đánh cho để đen răng

Đánh cho nó chích luân bất phản

Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn

Đánh cho sử tri Nam quốc sơn hà chi hữu chủ”

Lời tuyên bố trong chiếu xuất quân ngày 29 tháng 11 năm Mậu Thân (26 tháng 12 năm 1988) của Quang Trung đến hôm nay vẫn còn vang lên dõng dạc như một lời thề, sôi sục ý chí quyết tâm đánh đuổi quân xâm lược, bảo vệ chủ quyền đất nước; một lời thề trang nghiêm và thiêng liêng. Ta có thể thấy được tinh thần dân tộc mạnh mẽ, quật cường như một dòng máu nóng tuôn trào thôi thúc mỗi người dân dũng cảm tiến về phía trước để chiến đấu cho đại nghĩa. Người anh hùng áo vải ấy, trong suốt thời gian hơn hai mươi năm (1771- 1792) chinh chiến và trị quốc, đã làm nên những chiến công lẫy lừng, có những đóng góp vô cùng to lớn cho lịch sử dân tộc. Ông được đánh giá là “một trong những nhà lãnh đạo chính trị tài giỏi với nhiều cải cách xây dựng đất nước, quân sự xuất sắc trong lịch sử Việt Nam với những trận đánh trong nội chiến và chống ngoại xâm chưa thất bại lần nào”, “đóng góp quyết định vào sự nghiệp thống nhất đất nước của triều đại Tây Sơn”.

—Để tham khảo nội dung đầy đủ của tài liệu, các em vui lòng tải về máy hoặc xem trực tuyến—

“Chiếu cầu hiền là một tác phẩm nghị luận chính trị – xã hội độc đáo, có ý nghĩa chính trị, có sức lay động chí, chuyển tâm ý của hiền tài trong thiên hạ; có đóng góp đáng kể trong quá trình thuyết phục, sử dụng người hiền tài góp sức lực, trí tuệ để bảo vệ và xây dựng đất nước thời vua Quang Trung. Sức thuyết phục của nó đã vượt ra khỏi giới hạn của một thời đại lịch sử”.

Đó là một nhận xét xác đáng của Nguyễn Thị Quế Anh trong bài viết “Tìm hiểu chiếu cầu hiền từ góc độ văn hóa giáo dục”

Chiếu cầu hiền còn cho thấy hình tượng người anh hùng dân tộc giản dị mà vĩ đại Quang Trung – Nguyễn Huệ như một đỉnh cao của lòng yêu nước mãnh liệt ở thế kỉ XVIII. Người Việt Nam ghi nhận, biết ơn, trân trọng những công lao đóng góp của ông và tôn vinh ông là một trong những vị hoàng đế vĩ đại nhất của lịch sử nước nhà.

Vừa rồi, Trường Tiểu học Thủ Lệ vừa trích dẫn sơ đồ tư duy, dàn ý chi tiết và một phần bài văn mẫu cho đề tài hình tượng vua Quang Trung qua bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm. Mong rằng, với tài liệu này, các em sẽ hiểu hơn nhân cách và tấm lòng của vua Quang Trung đối với người hiền và đối với nhân dân. Chúc các em học bài Chiếu cầu hiền tốt hơn với tài liệu này.

–MOD Ngữ văn Trường Tiểu học Thủ Lệ (tổng hợp và biên soạn)

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 11

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button