Giáo DụcLớp 8

Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Bạn đang xem: Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

Địa hình nước ta được chia thành các khu vực : đồi núi, đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa. Đồi núi chiềm 3/4 diện tích đất liền, kéo dài liên tục từ bắc vào nam và được chia thành 4 vùng: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam. Đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền. Rộng nhất là đồng bằng sống Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Bờ biển dài 3260 km và có hai dạng chính là bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo. Mời các em cùng tìm hiểu bài học này: Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình

1.1. Khu vực đồi núi

Khu vực đồi núi nước ta

(Khu vực đồi núi nước ta)

  • Khu vực đồi núi chia thành 4 vùng:

a. Vùng núi Đông Bắc

  • Là một vùng đồi núi thấp nằm ở tả ngạn sông Hồng.
  • Có những cánh cung lớn và trung du phát triển rộng.
  • Địa hình Caxtơ khá phổ biến.

b. Vùng núi Tây Bắc

  • Là những dải núi cao, những sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song, kéo dài theo hướng Tây Bắc-Đông Nam.
  • Khu vực còn có những đồng bằng nhỏ trù phú nằm ở giữa vùng núi cao như: Mường Thanh, Nghĩa Lộ.

c. Vùng Trường Sơn Bắc

  • Dài khoảng 600km.
  • Là vùng núi thấp, 2 sườn không đối xứng.
  • Sườn Đông hẹp và dốc, có nhiều núi nằm ngang chia cắt đồng bằng

d. Vùng Trường Sơn Nam

  • Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ.
  • Đất đỏ badan dày, xếp thành từng tầng trên các độ cao 400m, 800m, 1000m

e. Ngoài ra còn có địa hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du Bắc Bộ.

1.2. Khu vực đồng bằng

a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu sông lớn

  • Có 2 đồng bằng lớn: Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đây là hai vùng nông nghiệp trọng điểm của cả nước.
  • Đồng bằng sông Hồng: 15.000km2
  • Đồng bằng sông Cửu Long: 40.000km2

b. Các đồng bằng Duyên hải Trung Bộ

  • Diện tích khoảng 15.000km2
  • Chia thành nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp kém phì nhiêu.

1.3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa

  • Bờ biển nước ta dài 3260km
  • Có 2 dạng chính:
    • Bờ biển bồi tụ đồng bằng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long nhiều bãi bùn rộng, rừng cây ngập mặn phát triển …
    • Bờ biển mài mòn chân núi, hải đảo.
  • Ví dụ: Bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tàu.

Câu 1: So sánh địa hình hai vùng đồng bằng nêu trên (hình 29.2 và 29.3, trang 106 SGK Địa lý 8) em nhận thấy chúng giống nhau và khác nhau như thế nào

  • Giống nhau: đều là đồng bằng châu thổ, là vùng nông nghiệp trọng điểm, dân cư tập trung đông đúc.
  • Khác nhau:
    • Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15 000km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700 km. chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa. Trên vùng đồng bằng còn có một số đồi núi thấp.
    • Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40 000km2:, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.

Câu 2: Địa hình châu thổ sông Hồng khác với địa hình châu thổ sông cửu Long như thế nào.

  • Đồng bằng sông Hồng: diện tích 15 000 km2, có hệ thống đê chống lũ dài trên 2700km, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng, thấp hơn mực nước sông ngoài đê từ 3m đến 7m và không còn được bồi đắp tự nhiên nữa.
  • Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích khoảng 40 000km2, cao trung bình 2m – 3m so với mực nước biển. Trên đồng bằng không có đê lớn để ngăn lũ, nhưng có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng sâu và khó thoát nước như vùng Đồng Tháp Mười, vùng tứ giác Long Xuyên – Châu Đốc – Hà Tiên – Rạch Giá.

3. Luyện tập và củng cố

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 8 Bài 29 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

  • Câu 1:

    Thềm lục địa nước ta mở rộng tại các vùng biển: 

    • A.
      Vùng biển Bắc Bộ và Trung Bộ.
    • B.
      Vùng biển Trung Bộ và Nam Bộ.
    • C.
      Vùng biển Bắc Bộ và Nam Bộ. 
    • D.
      Vùng biển Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ.
  • Câu 2:

    Đăc điểm bờ biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu: 

    • A.
      Rất khúc khuỷu, lồi lõm, có nhiều vũng, vịnh nước sâu, kín gió và nhiều bãi cát sạch.
    • B.
      Có nhiều bãi bùn rộng.
    • C.
      Là kiểu bờ biển bồi tụ. 
    • D.
      Diện tích rững ngập mặn phát triển.
  • Câu 3:

    Bờ biển nước ta dài bao nhiêu km? 

    • A.
      2260 km
    • B.
      3260 km
    • C.
      2360 km 
    • D.
      3620 km

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 8 Bài 29 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 108 SGK Địa lý 8

Bài tập 2 trang 108 SGK Địa lý 8

Bài tập 3 trang 108 SGK Địa lý 8

Bài tập 4 trang 108 SGK Địa lý 8

Bài tập 1 trang 71 SBT Địa lí 8

Bài tập 2 trang 71 SBT Địa lí 8

Bài tập 3 trang 72 SBT Địa lí 8

Bài tập 4 trang 72 SBT Địa lí 8

Bài tập 5 trang 73 SBT Địa lí 8

Bài tập 1 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 2 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 8

Bài tập 3 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 8

4. Hỏi đáp Bài 29 Địa lí 8

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 8

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button