Giáo Dục

Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân văn hóa của nước ta (hay nhất)

Tài liệu Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân văn hóa của nước ta dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn kể về một câu chuyện về người hay và sáng tạo nhất. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Bạn đang xem: Hãy kể một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân văn hóa của nước ta (hay nhất)

Đề bài: Bằng một bài văn ngắn em hãy kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc về một anh hùng, danh nhân văn hóa mà em biết.

Gợi ý làm bài:

Ngày nay, du khách gần xa đến tham quan thành phố Hải Phòng sẽ được chiêm ngưỡng bức tượng nữ tướng Lê Chân đặt tại dải vườn hoa Trung tâm nội đô. Tượng bằng đồng cao 6m vô cùng tráng lệ, kỳ vĩ. Thanh bảo kiếm bên mình, Lê Chân uy nghiêm hướng về biển Đông với cặp mắt sáng ngời đầy uy dũng. Sử sách còn ghi rõ: Lê Chân là con gái của ông Lê Đạo, một thầy thuốc nhân đức nổi tiếng khắp vùng. Bà quê ở làng An Biên (tục gọi là làng vẻn) thuộc phủ Kinh Môn, nay thuộc huyện Đông Triều, Quảng Ninh.

Năm 16 tuổi, Lê Chân nổi tiếng tài sắc, giỏi võ nghệ, có chí lớn phi thường. Thái thú Giao Chỉ lúc ấy là một tên cực kì tham tàn, bạo ngược. Không ép được bà làm tì thiếp, hắn đã khép ông Lê Đạo vào tội phản nghịch đem giết đi! Lê Chân phải trốn về vùng ven biển An Dương nung nấu mối thù nhà nợ nước, quyết không đội trời chung với giặc Hán xâm lược.

Khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cùng với bao anh hùng nữ kiệt khắp nơi nổi dậy hưởng ứng, Lê Chân chỉ huy đội nghĩa binh làng An Biên tiến về Luy Lâu vây đánh quân Đông Hán. Lửa cháy rực trời, ngựa hí quân reo, chiêng trống dậy đất của nghĩa quân làm cho bọn giặc bạt vía kinh hồn. Chính quyền đô hộ tan vỡ, sụp đổ tan tành; Thái thú Tô Định vội bỏ thành trì, ấn tín, cắt tóc, cạo râu, lẻn trốn về phương Bắc. Đó là giữa tháng 3 năm 40. Lê Chân chiêu mộ trai tráng, di dân lập ấp. Một vùng duyên hải dọc ngang trấn giữ được đặt tên là An Biên, đúng như tên quê cha đất tổ của bà. Nghề nông trang, nghề chài lưới đánh cá, đóng thuyền ngày một phát triển. Lương thảo được tích trữ, cung tên giáo mác được tập rèn, chỉ mấy năm sau, Lê Chân đã có hàng nghìn dũng sĩ chờ đợi thời cơ, mưu đồ đại sự.

Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, 65 thành trì được giải phóng, Hai Bà lên làm vua xưng là Trưng Vương, đóng đô ở Mê Linh. Nước ta giành được độc lập.

Gần một trăm anh hùng nữ tướng được phong thưởng, được giao nhiều trọng trách. Trưng Vương sai nữ tướng Thánh Thiên đóng quân ở Hợp Phố phòng giữ mặt bắc, tướng Đô Dương giữ Cửu Chân phòng vệ mặt nam, nữ tướng Lê Chân được phong ‘Chưởng quản binh quyền nội bộ” đóng bản doanh ở Giao Chỉ.

Tháng 4 năm 42, vua nhà Hán sai Mã Viện mang đại binh sang xâm lược nước ta. Bà Trưng cùng các chiến tướng đem quân ra cự địch. Nhiều trận đánh lớn đã diễn ra ở Lãng Bạc, cẩm Khê, Hát Môn. Tháng 5-43, Hai Bà Trưng thất thế phải gieo mình xuống sông Hát Giang tự tận. Nhiều nữ tướng của Bà Trưng đã anh dũng hi sinh. Nữ tướng Lê Chân đã lấp suối, ngăn sông, chẹn đánh quyết liệt thủy binh giặc. Mãi đến cuối năm 43, Lê Chân anh dũng hy sinh tại chiến trường vùng Lạt Sơn, Kim Bảng (thuộc tỉnh Hà Nam ngày nay) nêu cao khí phách anh hùng của người phụ nữ Việt Nam.

Để ghi nhớ công ơn to lớn của nữ anh hùng Lê Chân, nhân dân An Biên đã lập đền thờ gọi là đền Nghè, một trong những di tích lịch sử cổ kính, trang nghiêm của thành phố Cửa Biển.

2. Bài văn mẫu số 2

Tôi xin kể cho các bạn nghe câu chuyện có tựa đề là: Thần Siêu luyện chữ mà tôi đọc được trên báo Thiếu niên Tiền phong 12-9-1975. Chuyện kể như sau:

Ở thế kỉ trước, có một đôi bạn học rất nổi tiếng, một người tên là Cao Bá Quát sức học như Thánh nên được người đời tôn là Thánh Quát. Một người nữa có tên là Nguyễn Văn Siêu, học giỏi lạ thường, gọi là Thần Siêu.

Thần Siêu nổi tiếng thần đồng ngay từ thưở nhỏ. Những người hay chữ thời ấy thường muốn được tận mắt nhìn thấy đôi câu đối chữ Hán rất khó mà mới mười hai tuổi cậu đã nghĩ được và dán ở nơi cậu ngồi học. Đại ý:

Đạo học xưa nay không dường tắt

Nhà tranh vẫn xuất hiện người tài

Suy nghĩ khác thường như thế, cậu miệt mài học tập và trở thành một người học rộng biết nhiều.

Nhưng đến năm cậu đi thi, các vị giám khảo thích thú phát hiện được một bài làm rất xuất sắc. Thí sinh ấy xứng đáng đỗ đầu hàng cử nhân. Đáng tiếc là chữ viết của anh ta quá xấu nên bị đánh tuột xuống hàng thứ hai. Đó chính là Thần Siêu. Chữ xấu còn làm hại anh ta một phen nữa. Sau khi đỗ cử nhân, ông vào kinh đô thi tiến sĩ. Cũng lại vì chữ xấu mà ông chỉ đỗ ở hạng phó bảng mặc dầu bài của ông đáng được đỗ đầu khoa thi. Bởi vậy mới có câu chê giễu:

Thần đâu mà chữ xấu như ma

Lọ lem cho người chẳng ngó ra.

Cái hại chữ xấu là như thế. Ông hiếu ra điều đó nên ngày đêm khố công luyện chữ. Cuối cùng cũng như Thánh Quát, Thần Siêu nổi tiếng văn hay chừ tốt. Ngày nay, ai có dịp di thăm Hồ Gươm, vào chơi đền Ngọc Sơn sẽ có dịp ngắm những hàng chữ đẹp của Thần Siêu còn lun giữ lại đấy.

3. Bài văn mẫu số 3

Trong công cuộc chống Mĩ cứu nước, Bác Hồ chúng ta thường nói: ”Ra ngõ gặp anh hùng”, chắc chắn câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sẽ giới thiệu đầy đủ về một nhân vật anh hùng tiêu biểu cho tuổi trẻ Việt Nam.

Anh Nguyễn Viết Xuân sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú. Năm bảy tuổi, anh di ở bế em cho một người bà con xa để kiếm sống. Đoạn đời đi ở ấy kéo dài tới mười năm liền.

Năm 18 tuổi, từ vùng tạm chiến, anh vượt ra vùng giải phóng xin vào bộ đội. Đó là năm 1952, anh trở thành chiến sĩ quân đội nhân dân và được bổ sung vào một trung đoàn cao xạ. Ở chiến, dịch Điện Biên Phủ, đơn vị anh đã bắn rơi hàng chục chiếc máy bay của giặc Pháp. Lần đầu bắn được loại máy bay B.24 tại chỗ, anh vui sướng quá, nói với anh Nguyễn Khắc Vĩ là chỉ huy của mình: “Em tưởng bắn B.24 khó lắm, thế mà nó cũng phải rơi anh nhỉ.” Người chỉ huy nói: “Dũng cảm mà bắn thì nhất định máy bay nào của địch cũng phải rơi!”.

Trong một trận đánh, hàng dàn máy bay giặc bổ nhào xuống trận địa. Bom rơi như sung rụng. Anh Vĩ hiên ngang đứng trên hầm pháo chỉ huy, dõng dạc hô: “Nhắm thẳng vào máy bay bổ nhào, bắn!”- Nhưng sau đó, anh hi sinh oanh liệt.

Hình ảnh người chỉ huy dũng cảm với tiếng hô đanh thép ấy dã dể lại ấn tượng sâu sắc trong lòng Nguyễn Viết Xuân. Noi gương, anh luôn luôn phấn đấu và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Anh trở thành chính trị viên phó đại đội, rồi chính trị viên đại đội. Năm 1964 thiếu úy Nguyễn Viết Xuân đưa đơn vị cao xạ của mình lên đóng ở miền tây Quảng Bình để bảo vệ vùng trời biên giới của Tổ quốc.

Ngày 18 tháng 11 năm 1964, giặc cho máy bay xâm phạm vùng trời miền Bắc ở phía tây Quảng Bình, hết đợt này đến đợt khác. Trên các khẩu pháo, các chiến sĩ dũng cảm bắn tỉa máy bay địch. Tiếng Nguyễn Viết Xuân hô vang:

Nhắm thẳng quân thù mà bắn!

Hai máy bay phản lực F.100 tan xác.

Lần thứ tư, máy bay địch lại tới, anh vội chạy về sở chỉ huy để truyền lệnh chiến đấu. Ba chiếc F.100 lao tới liên tiếp nhả đạn. Không may, anh bị đạn bắn trúng đùi. Anh ngã nhào trong hầm, một chân giập nát. Chiến sĩ Tình nhìn thấy định báo tin cho đồng đội, anh Xuân nghiến răng chịu đau, ra hiệu im lặng. Rồi anh dặn: “Đồng chí không được cho ai biết tôi bị thương. Đồng chí hãy giúp tôi truyền lệnh chiến dấu.”

Y tá Nhu tới, thấy máu chính trị viên ra nhiều, vội lấy băng, nhưng anh gạt đi và nói: “Đi băng cho anh em bị thương khác đã…” Và anh yêu cầu cắt chân để khỏi bị vướng. Y tá trù trừ, anh giục: “Cứ cắt đi… và giấu chân vào chỗ kín hộ tôi…”

Chân cắt xong, Nguyễn Viết Xuân bảo đưa khán để anh ngậm. Người y tá quá thương cảm, vùng dứng dậy thét vang:

Tất cả các đồng chí bắn mạnh lên, trả thù cho chính trị viên.

Các khẩu pháo nhất loạt rung lên, tạo thành lưới lửa quất vỡ mặt kẻ thù khi chúng vừa lao tới. Khói lửa mịt mù. Một chiếc F.100 nữa đâm đầu xuống núi kéo theo vệt lửa dài. Cả bọn hoảng hôt cút thẳng về hướng đông.

Khi bầu trời trở lại quang đãng, mọi người ùa tới bên người chiến sĩ, nhưng anh đã hi sinh.

Khẩu lệnh của người anh hùng liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân “Nhắm thẳng quăn thù mà bắn!” đãtrở thành bất diệt. Khẩu lệnh tấn công ấy đã luôn luôn làm bạt vía, kinh hồn lũ giặc lái máy bay Mĩ khi chúng xâm phạm bầu trời miền Bắc của Tổ quốc mến yêu.

4. Bài văn mẫu số 4

Ông cha ta vẫn thường dạy “Có chí thì nên”. Những người có ý chí, vượt qua những gian khổ đều sẽ gặt hái được thành công. Ông Trạng trong câu chuyện “Ông Trạng thả diều” chính là một người như vậy. Câu chuyện như sau:

Vào đời vua Trần Thái Tông, có một gia đình nghèo sinh được một cậu con trai. Cha mẹ cậu đặt tên là Nguyễn Hiền. Chú bé rất ham thả diều. Lúc còn bé, chú đã biết làm lấy diều để chơi.

Lên sáu tuổi, chú học ông thầy trong làng. Thầy phải kinh ngạc vì chú học đến đâu hiểu ngay đến đó và có trí nhớ lạ thường. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thì giờ chơi diều.

Được ít lâu, vì hoàn cảnh nghèo quá, chú đành phải bỏ học. Ban ngày, những khi chú đi chăn trâu, dù trời có mưa gió thế nào, chú cũng đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ. Tối tối, chú đợi bạn học thuộc bài mới mượn vở về học. Khi học, chú cũng đèn sách như ai. Nhưng sách của chú là lưng trâu, nền cát, bút là ngón tay hay mảnh gạch vỡ; còn đèn là vỏ trứng thả đom đóm vào trong. Dù chú bận làm, bận học như thế mà cánh diều của chú vẫn bay cao, tiếng sáo vẫn vi vút tầng mây. Mỗi lần có kì thi ở trường, chú làm bài vào lá chuối khô và nhờ bạn xin thầy chấm hộ. Bài của chú chữ tốt văn hay, vượt xa các học trò của thầy.

Vài năm sau, nhà vua mở khoa thi. Chú bé thả diều lên kinh làm sĩ tử, chú đỗ Trạng nguyên. Ông Trạng khi ấy mới có mười ba tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất của nước Nam ta.

Ông Trạng Nguyễn Hiền mãi là một tấm gương sáng mà bao thiếu niên nước Nam ta cần học tập. Dù nghèo khó, thiếu thốn, chú vẫn học tài và trở thành Trạng nguyên. Tài năng của ông Trạng đã bay cao như chính những cánh diều mà ông đã thả lên vòm trời vậy.

Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

Chuyên mục: Giáo dục

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button