Hành vi đe dọa giết người có bị xử lý hình sự không ?
Hành vi đe dọa giết người có bị xử lý hình sự không? Trong thời đại hiện nay, số lượng “anh hùng hảo hán” xuất hiện ngày càng nhiều, có mâu thuẫn cá nhân là dọa chém, dọa giết. Hành vi đe dọa giế t người này phải chịu hình phạt thế nào, có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Cùng Trường Tiểu học Thủ Lệ tìm hiểu nhé.
Bạn đang xem: Hành vi đe dọa giết người có bị xử lý hình sự không ?
Contents
1. Hành vi đe dọa giết người có bị xử lý hình sự không?
Hành vi đe dọa giết người có thể bị xử lý hình sự theo tội đe dọa giết người được quy định tại điều 133 Bộ luật Hình sự 2015:
Điều 133. Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
2. Tội đe dọa giết người
Những hành vi nào bị khép vào tội đe dọa giết người? Muốn biết một hành vi có phạm tội đe dọa giết người hay không, chúng ta xem hành vi đó có thỏa mãn cấu thành tội phạm tội đe dọa giết người không.
Sau đây, Trường Tiểu học Thủ Lệ gửi đến bạn đọc cấu thành tội phạm tội đe dọa giết người
- Mặt khách quan tội đe dọa giết người:
Hành vi “đe doạ” nạn nhân
Sự đe dọa trên có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như bằng lời nói trực tiếp, viết thư đe dọa, điện thoại hoặc phương tiện khác, hành động đe dọa này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và nhằm vào một người cụ thể. Việc đe dọa được hiểu phải gây ra tâm lý bất an, lo sợ cho người bị đe dọa, chứ không phải là dọa vu vơ hoặc hăm dọa không hướng tới đối tượng cụ thể.
=> Như vậy,“hành vi đe doạ giết người chỉ cấu thành tội đe doạ giết người khi hành vi đó đã làm cho người bị đe doạ thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe doạ này sẽ được thực hiện”.
Để đánh giá người bị đe dọa có ở trong tình trạng tâm lí như vậy hay không, cần phải dựa vào những tình tiết sau:
+ Nội dung và hình thức đe dọa;
+ Thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra;
+ Sự tương quan về lực lượng giữa người đe dọa và người bị đe dọa;
+ Thái độ và xử sự của người bị đe dọa sau khi họ bị đe dọa…
- Chủ thể của tội đe doạ giết người:
Bất kỳ người nào có năng lực TNHS và đạt độ tuổi theo luật định.
- Mặt chủ quan của tội đe dọa giết người:
Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là đe dọa cho nạn nhân lo sợ chứ không có ý định giết người
Nếu ban đầu đe dọa nạn nhân sau đó giết nạn nhân thì người đó phạm tội giết người chứ không phải đe dọa giết người.
Như vậy, Trường Tiểu học Thủ Lệ đã trả lời câu hỏiHành vi đe dọa giết người có bị xử lý hình sự không? và cung cấp cho bạn đọc cấu thành tội phạm của tội đe dọa giết người. Tinh mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân được pháp luật bảo vệ, những ai xâm phạm đến các khách thể này thì phải chịu sự trừng phạt của pháp luật.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết liên quan tại mảng Hỏi đáp pháp luật.
Các bài viết liên quan:
- Đáp án cuộc thi tìm hiểu pháp luật trong phòng chống dịch covid 19
- Đưa trái phép thuốc, vật tư y tế qua biên giới nhằm thu lợi bất chính bị xử tội gì?
- Che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh Covid của bản thân hoặc người khác phạt hành chính tối đa bao nhiêu?
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp