Hỏi Đáp

Hành chính công vụ là gì?

Hành chính công vụ là gì? Công vụ là thuật ngữ quen thuộc, thường được hiểu là một loại hoạt động mang tính quyền lực nhà nước với mục đích là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân trong các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Vậy hành chính công vụ là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết và nêu ví dụ để các bạn có thể hiểu rõ thuật ngữ này. Mời các bạn cùng tham khảo.

Bạn đang xem: Hành chính công vụ là gì?

Phương thức hành chính công vụ là gì?
Phương thức hành chính công vụ là gì?

1. Hành chính công vụ là gì?

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp lý nào định nghĩa cụ thể về thuật ngữ hành chính công vụ là gì, tuy nhiên khái niệm công vụ và hành chính lại quen thuộc và xuất hiện nhiều trong hoạt động đời sống của người dân cả nước.

  • Công vụ là một loại hoạt động mang tính quyền lực – pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước.
  • Hành chính là hoạt động dưới sự lãnh đạo của bộ máy nhà nước cao nhất là chính phủ để tổ chức thi hành pháp luật, bảo đảm hoạt động thường xuyên, liên tục của các cơ quan nhà nước.

Ở nước ta, hoạt động do các cán bộ, công chức, viên chức trong bộ máy của Nhà nước, trong tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị – xã hội và nhiều tổ chức xã hội khác thực hiện thực chất đều là hoạt động phục vụ lợi ích công. Điều này bắt nguồn từ bản chất của nhà nước của dân, do dân, vì dân và mục tiêu chung của hệ thống chính trị. Hoạt động đó mang tính chuyên nghiệp, thường xuyên và được bảo đảm bằng ngân sách nhà nước, hay một phần từ ngân sách nhà nước. Vì vậy, có thể nói rằng đây là hoạt động “công vụ” với nghĩa đầy đủ nhất của từ “công vụ” theo cách hiểu ở Việt Nam và theo quy định của pháp luật Việt Nam

2. Ví dụ về hành chính công vụ

Ví dụ về hành chính công vụ
Ví dụ về hành chính công vụ

Ví dụ về các hoạt động hành chính công vụ diễn ra thường xuyên trong cuộc sống như việc thực hiện các thủ tục hành chính tại các cơ quan có thẩm quyền được thực hiện bởi đội ngũ nhân viên, cán bộ, công chức.. nhà nước.

Ví dụ: Thủ tục cấp giấy khai sinh; hoạt động thanh kiểm tra hành chính, tài chính; thủ tục cấp biển số xe, đăng ký xe; thủ tục làm CMND/CCCD…

3. Các nguyên tắc hoạt động công vụ nhà nước

Các nguyên tắc hoạt động hành chính công vụ

Các nguyên tắc hoạt động công vụ hiện hành.

Các nguyên tắc công vụ là những tư tưởng, quan điểm chi phối toàn bộ hoạt động công vụ nhà nước, hoạt động công vụ của cán bộ, công chức nhà nước. Đây là những tư tưởng, quan điểm có tính chất nền tảng phản ánh bản chất của công vụ, quyết định định đướng của nền công vụ của quốc gia. Nền công vụ có thực sự mang tính phục vụ nhân dân hay không tuỳ thuộc vào việc tôn trọng, thực hiện những nguyên tắc công vụ như thế nào. Các nguyên tắc công vụ bao
gồm:

– Nguyên tắc tuân thủ pháp luật (hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật khác, quy định chung,v.v.)

– Đúng quyền hạn được trao

– Chịu trách nhiệm với công vụ thực hiện

– Thống nhất trong quá trình thực thi công vụ giữa các cấp, ngành, lãnh
thổ;

– Nguyên tắc công khai

– Nguyên tắc minh bạch

Ngoài những nguyên tắc chung mà nền công vụ các quốc gia thường đề cập tới thì trong Luật Cán bộ, công chức năm 2008, đưa ra 5 nhóm nguyên tắc thực thi công vụ cần tuân thủ:

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật;

– Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân;

– Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát;

– Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả;

– Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ.

Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Hỏi đáp pháp luật của Trường Tiểu học Thủ Lệ.

    Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ

    Chuyên mục: Hỏi Đáp

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Back to top button