Hàng thừa kế theo quy định pháp luật
Việc xác định hàng thừa kế có ý nghĩa rất lớn trong việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật. Hôm nay, Trường Tiểu học Thủ Lệ sẽ trình bày cụ thể nội dung pháp lý về hàng thừa kế theo quy định của bộ luật dân sự 2015.
Bạn đang xem: Hàng thừa kế theo quy định pháp luật
Contents
1. Có bao nhiêu hàng thừa kế?
Điều 651 bộ luật dân sự 2005 quy định có 3 hàng thừa kế, bao gồm:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Hàng thừa kế thứ nhất
Quan hệ thừa kế giữa vợ với chồng:
Vợ, chồng sẽ được thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời điểm một bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn còn tồn tại. Đặc biệt cần lưu ý đối với các trường hợp cụ thể tại điều 655 bộ luật dân sự 2015, như sau:
Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng thừa kế di sản.
Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được hưởng di sản thừa kế.
Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đối với trường hợp một người có nhiều vợ, nhiều chồng trước ngày 13/1/1960 ở Miền Bắc, trước ngày 25/8/1977 ở Miền Nam, cán bộ Miền Nam tập kết ra Bắc (trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến 1975) lấy vợ, lấy chồng khác và kết hôn sau không bị Tòa án hủy bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật. Trong trường hợp này vợ, chồng được hưởng thừa kế ở hàng thừa kế thứ nhất của tất cả những người chồng (vợ) và ngược lại.
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và cha mẹ nuôi và con nuôi:
Cha đẻ, mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Do vậy, cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú đều là người thừa kế ở hàng thứ nhất của con mình và ngược lại.
Đối với quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu việc nhận nuôi được đăng ký theo quy định của pháp luật.
Hàng thừa kế thứ hai
Để xác định hàng thừa kế thứ hai cần làm rõ các khái niệm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại và anh chị em ruột.
Cụ thể ông nội, bà nội là người đã sinh ra cha của một người; ông ngoại, bà ngoại là người đã sinh ra mẹ của người đó. Anh, chị, em ruột là những người có cùng ít nhất cha hoặc mẹ. Quan hệ này chỉ được xác định trên quan hệ huyết thống.
Hàng thừa kế thứ ba
Cụ nội là người đã sinh ra ông nội hoặc bà nôi của một người. Tương tụ cụ ngoại là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó.
Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người đó.
Từ việc xác định rõ các khái niệm trên việc xác định hàng thừa kế sẽ trở lên rõ ràng, đơn giản.
2. Nguyên tắc và trình tự hưởng di sản đối với các hàng thừa kế
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Nếu không có ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.
3. Câu hỏi tình huống về hàng thừa kế
Hỏi: Nhà tôi có bố mẹ và 5 anh em. Bố tôi mất cách đây 1 năm, ba mẹ bố tôi đã mất cách đây khá lâu, bố tôi mất không để lại di chúc. Giờ gia đình tôi không tự thỏa thuận được vấn đề chia thừa kế. giờ tôi muốn yêu cầu ra ủy ban nhân xã để giải quyết giùm. Hỏi tôi phải viết đơn gì, viết đơn như thế nào và trình tự thủ tục ra sao.
Trả lời:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bố bạn đã mất cách đây 1 năm và không để lại di chúc, như vậy di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia theo pháp luật. Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo đó, di sản thừa kế của bố bạn sẽ được chia cho những người thừa kế thứ nhất, bao gồm: mẹ bạn, bạn và 4 anh chị em của bạn (vì ông bà nội của bạn đã mất); mỗi ngươi sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau. Trong trường hợp gia đình bạn không thể tự thỏa thuận để phân chia di sản thì một trong những người thừa kế trên có thể nộp đơn lên Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết khác trong mục Dân sự của phần Hỏi đáp pháp luật.
- Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế?
- Thủ tục chuyển nhượng đất là di sản thừa kế
- Con dâu có được nhận di sản thừa kế không?
Đăng bởi: Trường Tiểu học Thủ Lệ
Chuyên mục: Hỏi Đáp